Hôm nay 142
Hôm qua 1168
Tuần này 1310
Tháng này 27372
Tất cả 5048966
Browser   (Today) Chi tiết >>
TIN TỨC, SỰ KIỆN
Thêm một tư liệu về Danh xưng Thanh Hóa

Danh xưng là tên gọi của một quốc gia dân tộc hay của một con người cụ thể. Tên của một người đã là điều đương nhiên phải có, tên của một dân tộc một quốc gia càng không thể thiếu. Việc xác định danh xưng chính là việc làm để định danh mốc thời gian ra đời, góp phần khẳng định bề dày truyền thống, sự tồn tại phát triển của quốc gia hay con người đó trong tiến trình thời gian.

     Hai tiếng Thanh Hóa đã vang lên tự hào, kiêu hãnh trong sử sách, trong các văn bản của các triều đại và các phương tiện truyền thông xưa và nay. Có một câu hỏi luôn đặt ra day dứt chiếm trọn suy nghĩ của nhiều thế hệ - Tên gọi Thanh Hóa có tự bao giờ? Vấn đề này đã được đặt ra và tập trung kiếm tìm cả đến chục năm. Mới đây nhất, sau 3 cuộc hội thảo lớn thu hút nhiều tâm sức, nhiệt huyết của các nhà lãnh đạo, các nhà nghiên cứu lịch sử trong và ngoài tỉnh, câu hỏi đã có lời giải đáp.

        Trên cứ liệu khoa học của Hội thảo, tại Kỳ họp thứ Ba, HĐND tỉnh khóa XVII đã biểu quyết thông qua Nghị quyết lấy năm 1029 là năm ra đời Danh xưng Thanh Hóa với tư cách là đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương. Như vậy Danh xưng Thanh Hóa có từ triều đại nhà Lý, thời Lý Thái Tông niên hiệu Thiên Thành năm thứ Hai - một triều đại an bình thịnh trị in dấu ấn đặc biệt trên đất Thanh Hóa, một triều đại có sự đóng góp to lớn với công lao hiển hách của các người con ưu tú xứ Thanh đó là: Đào Cam Mộc, Lê Phụng Hiểu, Nguyễn Tuyên...

         Cứ liệu lịch sử để định danh đó được dựa vào “Khâm định Việt sử thông giám cương mục” của các sử thần triều Nguyễn; sách Dư địa chí của Nguyễn Trãi và công trình nghiên cứu Việt Nam qua các đời của GS Đào Duy Anh. Từ sự phát hiện và tìm hiểu nghiên cứu chúng tôi muốn góp thêm tư liệu Danh xưng Thanh Hóa có từ thời Lý và được duy trì kéo dài ở triều đại này. Căn cứ này có sức thuyết phục cao nhất vì sử liệu được nêu ra tồn tại bằng văn bản trên tấm bia nhà Lý hiện đang được lưu giữ tại Khu văn hóa thôn Thọ Văn xã Hoằng Phúc, huyện Hoằng Hóa. Tấm bia vốn có thể được đặt tại chùa Ngố (Ngố Tự) ngôi chùa có cự ly gần nhất khi tấm bia được phát hiện, sau đó được di lên Nghè ba xã, rồi được di về trụ sở Ủy ban xã Hoằng Phúc, tiếp đến được đưa về đền Cao Sơn, trước khi yên vị tại Khu văn hóa thôn Thọ Văn như bây giờ.

        Đây là một trong những tấm bia quý hiếm tính trên đầu ngón tay của nước ta.

      Sưu tầm nguồn: http://vanhoadoisong.vn

Tác giả: Trung tâm thông tin - thư viện
In tin    Gửi email    Phản hồi


Các tin khác:
 Xác định thời điểm xuất hiện danh xưng mảnh đất “tam vương, nhị chúa” (13/03/19)
 Tự hào danh xưng “Thanh Hóa” (13/03/19)
 Tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2019: Nhiều điểm mới cần lưu ý (13/03/19)
 Kiểm định chất lượng: Đại học nào cũng “khiếm khuyết” về chương trình đào tạo (22/01/19)
 Xây dựng văn hóa học đường- nhìn từ góc độ giảng viên (22/01/19)
 Văn hóa đọc thời đại Công nghệ thông tin (14/01/19)
 Top 10 hoạ sĩ vĩ đại nhất mọi thời đại (14/01/19)
 Nhu cầu và xu thế của ngành quản lý nhà nước (17/12/18)
 Ngành quản lý nhà nước có dễ xin việc? (17/12/18)
 Học mỹ thuật ứng dụng: Ngành “Hot” của tương lai gần (17/12/18)
Hôm nay 142
Hôm qua 1168
Tuần này 142
Tháng này 27372
Tất cả 5048966
Browser   (Today) Chi tiết >>

TRUNG TÂM THÔNG TIN - THƯ VIỆN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH THANH HÓA

 

 

@2015 Bản quyền thuộc về Trường Đại học Văn hóa Thể thao và Du lịch Thanh Hóa

 

Cơ sở: Số 561 Quang Trung 3, P. Đông Vệ, TP. Thanh Hóa  Điện thoại: (037) 3953 388 - (037) 3857 421

Chịu trách nhiệm nội dung: TS. Lê Thanh Hà - Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Nhà trường