Sách hay mỗi ngày
TỦ SÁCH XÃ HỘI HỌC

Tập hợp những cuốn sách nhập môn, lý thuyết, thực hành, phương pháp, kỹ thuật trong nghiên cứu Xã hội học, và những vấn đề liên quan đến Xã hội học.

Sách khá nhiều nên Tri Văn sẽ up lên dần dần.

PHẦN 1: TÁC GIẢ - DỊCH GIẢ LÊ MINH TIẾN

Tác giả - Dịch giả Lê Minh Tiến hiện là giảng viên Xã hội học tại Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh. Ông từng tốt nghiệp hạng thủ khoa ngành Xã hội học khóa 1 tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh, tốt nghiệp Cao học chuyên sâu Xã hội học (Diplôme d'Études Approfondies) tại Đại học Công giáo Louvain (Université Catholique de Louvain) của Vương quốc Bỉ.

Ông đã dịch, biên soạn một số đầu sách như: Xã hội học Mỹ - Những nghiên cứu thực nghiệm điển hình (Nxb Trẻ, 2009); Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (đồng dịch giả, Nxb Tri Thức, 2009); Cẩm nang xây dựng dự án nghiên cứu trong Khoa học Xã hội (Nxb Tri Thức, 2013); Tư tưởng Max Weber (Nxb Hồng Đức, 2016); Phương pháp thống kê trong nghiên cứu xã hội (Nxb ĐHQG TP.HCM, 2016), Phương pháp luận dân dã (Nxb Tri Thức, 2018).

****************

Giới thiệu sách:

📚 Tác phẩm viết:

📗 PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ TRONG NGHIÊN CỨU XÃ HỘI (tái bản, có chỉnh sửa và bổ sung)

Sách "Phương pháp thống kê trong nghiên cứu xã hội" (tái bản lần thứ 2) trình bày những kiến thức căn bản trong thống kê dành cho giới nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học xã hội: thống kê đơn biến (thống kê mô tả), thống kê hai biến và một phần nào đó là thống kê đa biến.

Trong lần tái bản này, tác giả đã chỉnh sửa, bớt những phần thừa không cần thiết và bổ sung thêm nhiều ví dụ minh họa phù hợp hơn, nhằm giúp người đọc dễ dàng nắm bắt và tự học một cách dễ dàng.

Kích thước: 16x24 cm

Số trang: 230

Loại bìa: Bìa mềm

G.iá bìa: 91,000₫

👉 Xem thêm và đặt sách: https://trivan.com.vn/phuong-phap-thong-ke-trong-nghien...

---------

📗 XÃ HỘI HỌC MỸ - NHỮNG NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM ĐIỂN HÌNH

Nền xã hội học nói chung và những nghiên cứu xã hội học thực nghiệm nói riêng của Mỹ là một bộ phận quan trọng trong vốn tri thức của mọi người làm công tác nghiên cứu xã hội học, và gần như trong tất cả các cuốn sách liên quan đến xã hội học đều có trích dẫn ít nhiều các tác phẩm xã hội học thực nghiệm của quốc gia này. Do đó, việc tìm hiểu dù là bằng một cách tóm lược nhất những nghiên cứu có tính đại diện cho truyền thống nghiên cứu của xã hội học Mỹ là điều cần thiết để những ai quan tâm đến lĩnh vực xã hội học, nhất là các sinh viên không có điều kiện tiếp xúc toàn bộ các tác phẩm, có thể nắm bắt được một cách dễ dàng và tổng quát hơn...

Năm xuất bản: 2009

Khổ sách 16x24

Số trang: 220

G.iá b.án: 50,000đ

👉 Xem thêm và đặt sách: https://trivan.com.vn/xa-hoi-hoc-my-p31237007.html

*******************

📚Tác phẩm dịch:

📗 CẨM NANG XÂY DỰNG DỰ ÁN NGHIÊN CỨU TRONG KHOA HỌC XÃ HỘI - Tác giả: Gordon Mace và François Pétry

Quyển sách "Cẩm nang xây dựng dự án nghiên cứu trong khoa học xã hội" của hai Giáo sư Gordon Mace và François Petry là sự trình bày rõ ràng và dễ hiểu về các giai đoạn thiết kế một dự án nghiên cứu khoa học xã hội. Xét về mặt tư liệu, sách về phương pháp nghiên cứu khoa học là không thiếu, tuy nhiên phần lớn đều quá đồ sộ và ít ví dụ minh họa cụ thể cho từng bước nghiên cứu. Quyển sách này bổ sung cho sự thiếu hụt đó: với cách viết ngắn gọn, súc tích và mỗi phần đều có ví dụ minh họa, nó sẽ giúp cho các bạn sinh viên dễ dàng nắm bắt và thực hành. Đây là một trong những tài liệu được yêu cầu phải đọc trong môn học về phương pháp nghiên cứu khoa học của các sinh viên theo học các ngành thuộc khoa học xã hội tại Canada.

Hy vọng quyển sách nhỏ này sẽ là một tài liệu hữu dụng cho các sinh viên, những nhà nghiên cứu trẻ đang theo học các ngành xã hội học, nhân học, chính trị học, và nói chung là các ngành thuộc khối khoa học xã hội tại Việt Nam.

Khổ sách: 13 x 20,5 cm

Số trang: 250 trang

Loại bìa: Bìa mềm, tay gập

G.iá bìa: 70,000 ₫ giảm còn: 59,500 ₫

👉 Xem thêm và đặt sách: https://trivan.com.vn/cam-nang-xay-dung-du-an-nghien-cuu...

---------

📗 KHÁI NIỆM VĂN HÓA TRONG KHOA HỌC XÃ HỘI - Tác giả: Denys Cuche

Kể từ khi xuất hiện từ “văn hóa” mang ý hiện đại vào thế kỷ 18, khái niệm này đã là đối tượng của nhiều cuộc tranh luận học thuật rất sống động. Quyển sách trình bày khái niệm văn hóa như nó được định nghĩa và được sử dụng trong các ngành khoa học xã hội một cách khá đầy đủ. Đặc biệt, tác giả đã thảo luận khái niệm này dưới góc nhìn nhân học và xã hội học một cách rất sâu sắc.

Có thể nói, quyển sách nhỏ này sẽ mang lại những hiểu biết căn bản nhất về khái niệm văn hóa, các trường phái nghiên cứu về văn hóa, đặc biệt là trường phái Nhân học văn hóa Bắc Mỹ, các lĩnh vực nghiên cứu văn hóa như văn hóa nhập cư, văn hóa doanh nghiệp, văn hóa bình dân…

Nội dung trong cuốn sách gồm có: Nguồn gốc xã hội của từ “văn hóa” và ý niệm “văn hóa”, Sự ra đời của khái niệm khoa học về văn hóa, Thắng lợi của khái niệm văn hóa, Nghiên cứu các mối quan hệ giữa các nền văn hóa và việc cách tân khái niệm văn hóa, Thứ bậc xã hội và thứ bậc văn hóa, Văn hóa và căn tính, Mở rộng khái niệm văn hóa sang các lĩnh vực ứng dụng mới, Văn hóa doanh nghiệp và văn hóa nghề nghiệp, Di dân quốc tế và biến chuyển văn hóa.

Khổ sách: 13 x 20,5 cm

Số trang: 400 trang

Loại bìa: Bìa mềm, tay gập

G.iá bìa: 125,000₫ giảm còn: 100,000₫

👉 Xem thêm và đặt sách: https://trivan.com.vn/khai-niem-van-hoa-trong-khoa-hoc-xa...

-----------

📗 PHƯƠNG PHÁP LUẬN DÂN DÃ - Tác giả: Alain Coulon

Phương pháp luận dân dã (ethnométhodologie/ ethnomethodology) là một trường phái xã hội học Mĩ ra đời trong những năm 1960, đầu tiên được thiết lập tại trường Đại học California sau đó đã lan sang các trường đại học khác của Mĩ và châu Âu, nhất là các trường đại học của Anh và Đức. Tuy nhiên trên thực tế, phương pháp luận dân dã không được công chúng Pháp biết đến cho tới khi một số bài viết căn bản và các bình luận về nó dần xuất hiện nhiều hơn. Nhưng hơn hai mươi lăm năm sau khi ra đời, công trình Studies in Ethnomethodology (Những nghiên cứu trong phương pháp luận dân dã) của nhà tiên phong Harold Garfinkel vẫn chưa được dịch sang tiếng Pháp. Chỉ có một số bài dịch hiếm hoi các văn bản liên quan đến phương pháp luận dân dã được phổ biến rải rác trên một số tạp chí khoa học.

Tầm quan trọng về mặt lí thuyết và nhận thức luận của phương pháp luận này nằm ở việc nó thực hiện một sự đoạn tuyệt triệt để với các lối tư duy xã hội học truyền thống. Hơn cả một lí thuyết, nó là một góc nhìn nghiên cứu, một vị thế tri thức mới.

Sự xuất hiện của phương pháp luận dân dã trong nền văn hóa của chúng ta báo hiệu một sự đảo ngược thật sự trong truyền thống xã hội học. Sự đảo ngược này có vị trí quan trọng trong việc mở rộng tư tưởng xã hội. Ngày nay, người ta đặt tầm quan trọng nhiều hơn cho phương pháp thông hiểu đối chọi với phương pháp giải thích, lối tiếp cận định tính về xã hội đối chọi với hội chứng định lượng (quantophrénie) của những nghiên cứu xã hội học trước đây.

Nghiên cứu của phương pháp luận dân dã được thực hiện xoay quanh ý tưởng, mà theo đó chúng ta đều là “những nhà xã hội học ở trạng thái thực hành” theo như công thức tuyệt diệu của Alfred Schütz. Hiện thực được dân chúng mô tả. Ngôn ngữ đời thường nói lên hiện thực xã hội, đồng thời mô tả và tạo dựng cái hiện thực xã hội ấy.

Đối chọi với định nghĩa của Durkheim vốn xem xã hội học được xây dựng trên sự đoạn tuyệt với lẽ thường tình (sens commun), phương pháp luận dân dã chứng minh rằng chúng ta có khả năng nhận biết một cách tinh tế về điều chúng ta làm nhằm tổ chức sự hiện hữu xã hội của chúng ta. Bằng cách phân tích những thực hành tại đây và vào lúc này vốn luôn được định vị bởi những mối tương tác, phương pháp luận dân dã gắn với những trường phái khác cũng nằm bên lề của nền xã hội học chính thống, đặc biệt là xã hội học can thiệp (sociologie d’intervention) vốn cũng đề cao việc mọi nhóm xã hội có khả năng tự hiểu mình, tự bình luận và tự phân tích.

Trường phái mà chúng tôi giới thiệu ở đây không phải là một trường phái ngoài lề [của xã hội học]. Thậm chí theo Richard Hilbert, nó có mối liên hệ rất mạnh giữa phương pháp luận dân dã với nền xã hội học của Durkheim và Weber[1]. Phương pháp luận dân dã không tách rời với toàn bộ nghiên cứu trong các khoa học xã hội. Trái lại, nó có mối liên hệ đa dạng với những trường phái khác vốn đang nuôi dưỡng cho tư duy hiện nay của chúng ta về xã hội như trường phái mác-xít, hiện tượng luận, chủ nghĩa hiện sinh và tương tác luận[2].

Khổ sách: 13 x 20,5 cm

Số trang: 208 trang

Loại bìa: Bìa mềm, tay gập

G.iá bìa: 60,000đ giảm còn: 48,000đ

👉 Xem thêm và đặt sách: https://trivan.com.vn/phuong-phap-luan-dan-da-p31153741.html

=================

HIỆU SÁCH TRI VĂN

174/3 Điện Biên Phủ, P.17, Quận Bình Thạnh, Tp.HCM

ĐT: 028. 66.832.872

Tác giả: ThS. Trần Minh Thanh Hà
In tin    Gửi email    Phản hồi


Các tin khác:
 GIỚI THIỆU BỘ SÁCH VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG NHÀ TRƯỜNG (07/01/22)
 SÁCH"TÂM LÝ HỌC TRẺ THƠ"  (02/03/21)
 GIẢI MÃ TRÍ TUỆ CẢM XÚC (02/03/21)
 RESEARCH DESIGN FOR SOCIAL WORK AND THE HUMAN SERVICES  (02/03/21)
 SÁCH " CÔNG TÁC XÃ HỘI: QUAN ĐIỂM VÀ LÝ THUYẾT" (02/03/21)
 ỨNG XỬ VỚI NGƯỜI KHÓ CHỊU (02/03/21)
 SÁCH "CÔNG TÁC XÃ HỘI: QUAN ĐIỂM & LÝ THUYẾT" (18/12/20)
 Bộ sách " Công tác xã hội trường học" (18/12/20)
 SÁCH " VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ GIA ĐÌNH Ở HỘ NÔNG THÔN THANH HÓA" (19/05/20)
 SÁCH " CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA DI CƯ LAO ĐỘNG Ở THANH HÓA" (19/05/20)
Hôm nay 2839
Hôm qua 2809
Tuần này 12399
Tháng này 8117
Tất cả 3187339
Browser   (Today) Chi tiết >>
KHOA VĂN HÓA - THÔNG TIN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH THANH HÓA
Email: khoavanhoathongtin.dvtdt@gmail.com

 

 
@2015 Bản quyền thuộc về Trường Đại học Văn hóa Thể thao và Du lịch Thanh Hóa
 
Cơ sở: Số 561 Quang Trung 3, P. Đông Vệ, TP. Thanh Hóa  Điện thoại: (0237) 3953 388 - (0237) 3857 421
Chịu trách nhiệm nội dung: TS. Lê Thanh Hà - Hiệu trưởng nhà trường
Email: dhvhttdlth@gmail.com - Website: http://wwww.dvtdt.edu.vn