Nghiên cứu khoa học
ẢNH HƯỞNG CỦA DI CƯ LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI NGƯỜI GIÀ Ở NÔNG THÔN HIỆN NAY

Tạp chí Người Cao tuổi (ISSN 1859 -2597) số 8 tr. 14-15)

ẢNH HƯỞNG CỦA DI CƯ LAO ĐỘNG

ĐỐI VỚI NGƯỜI GIÀ Ở NÔNG THÔN HIỆN NAY

 1.Đoàn Văn Trường*

 

Di cư lao động là một trong những vấn đề xã hội nổi cộm, thu hút sự quan tâm của nhiều quốc gia trên thế giới trong bối cảnh kinh tế - xã hội hiện nay. Giống như các quốc gia khác, di cư ở Việt Nam là một hiện tượng mang tính quy luật, một cấu thành tất yếu của sự phát triển1. Trong bối cảnh đô thị hóa ngày càng nhanh, người lao động trẻ có xu hướng di cư đếm các tỉnh thành phố lớn để tìm những cơ hội việc làm mới, họ phải chấp nhận để lại quê hương những người thân của mình là cha mẹ và con cái. Trong khi đây là những đối tượng dễ bị tổn thương trong xã hội và rất cần được sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ trong cuộc sống2.

Gần đây các vấn đề về phúc lợi xã hội cho người già ở Việt Nam đã được quan tâm phần lớn là do sự suy giảm mô hình gia đình có nhiều thế hệ, người già trong gia đình trở thành những người phụ thuộc vào họ hàng và chỉ một số ít người già nhận được tiền phúc lợi công cộng. Khi những người trong gia đình di cư và để lại người già ở nhà thì phần lớn người già cảm thấy cô đơn, nhưng họ cũng bày tỏ sự hài lòng hơn đó là về thu nhập và đời sống của những người già được cải thiện hơn, họ có khả năng chăm sóc sức khỏe của mình tốt hơn. Điều này có thể lý giải mặc dù vắng bong người chăm sóc khiến người già cảm thấy cô đơn hơn nhưng những người di cư thường điều chỉnh vấn đề này bằng cách gửi tiền và quà về cho người già. Ngày càng có nhiều dịch vụ chăm sóc người già được thương mại hóa như người nhận tiền gửi có thể thuê những người khác sống tại cộng đồng chăm sóc người già thường xuyên hay không thường xuyên. Trong một số trường hợp việc chăm sóc người già được luôn phiên giữa các an hem và đến phiên người nào mà chăm sóc thì sẽ nhận được phần đóng góp của các anh em khác thường là bằng tiền mặt để chăm sóc cha mẹ3.

Để đánh giá ảnh hưởng của di cư lao động đối với người già, một số nghiên cứu cũng đưa ra số liệu cho thấy như sau:

Bảng 1. Ý kiến của người di cư lao động về những nhận định liên quan đến chăm sóc sức khỏe của người già4

Nhận định

Đúng

Sai

Không chắc

Sức khỏe của người già sẽ kém đi di không được chăm sóc chu đáo

71.6

12.5

15.9

Sức khỏe của người già sẽ kém đi do tham gia nhiều hơn vào việc giúp đỡ gia đình

70.8

15.9

13.4

Sức khỏe của người già sẽ tốt hơn do điều kiện vật chất được nâng cao

37.3

31.2

31.5

Kết quả ở bảng 1 đã cho thấy có tới 71.6% đồng ý với nhận định “Sức khỏe của người già sẽ kém đi do không được chăm sóc chu đáo” và 70.8% đồng ý “Sức khỏe của người già sẽ kém đi do tham gia nhiều hơn vào việc giúp đỡ gia đình con cháu”, trong khi đó chỉ có 37.5% đồng ý với nhận định “Sức khỏe của người già sẽ tốt hơn do điều kiện vật chất được nâng cao”.

Đa phần những người di cư đều nằm trong độ tuổi lao động từ 18-60, do vậy phần đông các hộ gia đình chỉ còn lại những người già. Vào các mùa vụ chính trong năm, các công việc nặng nhọc trong gia đình đa phần đều phải thuê, mướn người ngoài làm. Vào những lúc ốm đau không có người thân ở bên cạnh lo toan, chăm sóc. Mặc dù người di cư có gửi tiền về để trang trải kinh tế gia đình, thuốc men, quà để khám chữa bệnh cũng như động viên, chia sẻ qua điện thoại. Một số gia đình có điều kiện hơn đã thuê người giúp việc chăm sóc người thân trong gia đình. Tuy nhiên, đa phần người già vẫn cảm thấy thiếu vắng tình cảm trong gia đình. Điều này tác động không nhỏ đến tâm lý người già nói riêng cũng như chăm sóc và nuôi dưỡng người thân trong gia đình nói chung5.

Theo báo cáo của UNFPA, tỷ lệ người cao tuổi sống không có con cái bên cạnh cũng có xu hướng tăng6.

Bảng 2. Hoàn cảnh sống của người cao tuổi khi về già (%)

Năm

1992/93

1997/98

2000

2004

2006

2008

Sống với con cái

79.73

74.48

74.27

70.65

63.74

62.61

Sống cô đơn

3.47

4.93

5.29

5.62

5.91

6.14

Chỉ có vợ chồng người cao tuổi

9.48

12.73

12.48

14.41

20.88

21.47

Sống với cháu

0.68

0.74

0.82

1.09

1.16

1.41

Sống với những người khác

6.64

7.12

7.14

8.23

8.31

8.37

Báo cáo trên cho thấy, tỷ lệ người già sống cô đơn ngày càng có xu hướng tăng trong giai đoạn 1992-2008. Với tỷ lệ tăng 1.76 lần (3.47 và 6.14). Tới tuổi cao, khả năng làm việc của người già giảm bớt, lại có thể nẩy sinh ra một số bệnh liên hệ tới tuổi già, khiến họ mất khả năng tự túc, tự tồn, thậm chí mất cả khả năng hiểu biết. Do vậy, khi phải sống một cuộc sống cô đơn, không có con cái và người thân ở bên cạnh, người già sẽ bị rơi vào nhóm yếu thế trong xã hội.  Như vậy, di cư lao động là hiện tượng liên quan đến nhiều mặt của đời sống kinh tế - xã hội. Cần nhìn nhận hiện tượng này dưới cả hai góc độ tích cực và tiêu cực, từ đó có cơ chế, chính sách phù hợp để hạn chế các mặt tiêu cực và thúc đẩy các mặt tích cực của hiện tượng này, đặc biệt là trong vấn đề đảm bảo an sinh xã hội cho người già ở nông thôn hiện nay ở nước ta./.

 

 

 

 

* Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa

 

Tài liệu trích dẫn

 

1 Đặng Nguyên Anh (1997), Về vai trò của di cư nông thôn - đô thị trong sự nghiệp phát triển nông thôn ngày nay, Tạp chí Xã hội học số 4, tr.15.

2 Võ Thanh Tâm (2014), Tác động của di cư lao động đến chất lượng sống của người cao tuổi còn ở lại: nghiên cứu trường hợp tại một số huyện của tỉnh Long An, Khoa kinh tế, Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.

3 Đề tài nhóm 5 (2013), Tác động kinh tế xã hội của hình thức di cư nông thôn - thành thị, trên trang:  http://luanvan.net.vn, (truy cập ngày 10 tháng 3 năm 2015).

4 Di cư mùa vụ của lao động nữ nông thôn- Thực trạng và những tác động (2013), trên trang http://luanvan.net.vn (truy cập ngày 01 tháng 03 năm 2015).

5 Đoàn Văn Trường (2014), “Di cư nông thôn-đô thị: Thách thức và cơ hội đối với sự phát triển kinh tế-xã hội tại nơi đi”, Tạp chí Dân số và Phát triển, số 11-2014.

6 UNFPA, Già hóa dân số và người cao tuổi ở Việt Nam, 2011.

 

 

Tác giả: TS. Đoàn Văn Trường
In tin    Gửi email    Phản hồi


Các tin khác:
 QUAN HỆ MẸ CHỒNG - NÀNG DÂU TRONG XÃ HỘI HIỆN NAY  (25/09/18)
 VÀI TRAO ĐỔI VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG TUỔI NGHỈ HƯU Ở VIỆT NAM (24/09/18)
 TẠI SAO CẦN CHỨNG CHỈ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN (24/09/18)
 MỘT SỐ ĐIỀU SINH VIÊN NĂM CUỐI CẦN CÓ (24/09/18)
 GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN BỘ MÔN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH THANH HÓA (19/09/18)
 BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU VỀ GIA ĐÌNH ĐA VĂN HÓA Ở VIỆT NAM  (17/09/18)
 TÁI HÔN Ở NGƯỜI GIÀ  (17/09/18)
 HIỆN TƯỢNG GIA ĐÌNH ĐƠN THÂN TRONG XÃ HỘI VIỆT NAM NGÀY NAY (17/09/18)
 Sinh viên Khoa Văn hóa Thông tin tham dự Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học cấp trường năm học 2017 - 2018 (15/05/18)
 HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC 2017-2018 (06/05/18)
Hôm nay 1972
Hôm qua 3945
Tuần này 19297
Tháng này 94523
Tất cả 3149637
Browser   (Today) Chi tiết >>
KHOA VĂN HÓA - THÔNG TIN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH THANH HÓA
Email: khoavanhoathongtin.dvtdt@gmail.com

 

 
@2015 Bản quyền thuộc về Trường Đại học Văn hóa Thể thao và Du lịch Thanh Hóa
 
Cơ sở: Số 561 Quang Trung 3, P. Đông Vệ, TP. Thanh Hóa  Điện thoại: (0237) 3953 388 - (0237) 3857 421
Chịu trách nhiệm nội dung: TS. Lê Thanh Hà - Hiệu trưởng nhà trường
Email: dhvhttdlth@gmail.com - Website: http://wwww.dvtdt.edu.vn