Nghiên cứu khoa học
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN BỘ MÔN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH THANH HÓA

Đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế là chủ trương, chính sách đúng đắn của các trường Đại học trong đó có Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa. Để thực hiện được chủ trương, chính sách trên đòi hỏi Trường Đại học Văn hóa Thể thao và Du lịch Thanh Hóa đặc biệt bộ môn công tác xã hội phải coi trọng trong việc nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học đội ngũ cán bộ giảng viên. Vì thế trong bài viết này tác giả phân tích thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ giảng viên. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra một số giải pháp cơ bản nhằm đẩy mạnh việc đội ngũ cán bộ giảng viên bộ môn công tác xã hội nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN BỘ MÔN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH THANH HÓA

          ThS. Hoàng Thị Thu Hoa[1]

          ThS. Trần Minh Thanh Hà[2]

          Tóm tắt: Đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế là chủ trương, chính sách đúng đắn của các trường Đại học trong đó có Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa. Để thực hiện được chủ trương, chính sách trên đòi hỏi Trường Đại học Văn hóa Thể thao và Du lịch Thanh Hóa đặc biệt bộ môn công tác xã hội phải coi trọng trong việc nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học đội ngũ cán bộ giảng viên. Vì thế trong bài viết này tác giả phân tích thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ giảng viên. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra một số giải pháp cơ bản nhằm đẩy mạnh việc đội ngũ cán bộ giảng viên bộ môn công tác xã hội nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học.

          Từ khóa: Giải pháp; nâng cao chất lượng; nghiên cứu khoa học; giảng viên bộ môn Công tác xã hội.

  1. Vai trò của nghiên cứu khoa học trong trường đại học

          Nghiên cứu khoa học có vai trò đặc biệt quan trọng trong giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng. Trong công tác đào tạo đại học ở nước ta hiện nay, nghiên cứu khoa học được xem là một trong những yếu tố quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo, tạo ra nguồn nhân lực đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Nghiên cứu khoa học có tầm quan trọng đặc biệt trong giáo dục đại học vì không những góp phần nâng cao chất lượng đào tạo mà còn tạo ra những tri thức mới, sản phẩm mới phục vụ cho sự phát triển của nhân loại.

Nghiên cứu khoa học là một hoạt động thiết yếu, nếu không muốn nói là số một của một Đại học đẳng cấp quốc tế. Trường Đại học đóng vai trò một trung tâm văn hóa và nhân văn, với chức năng giảng dạy, nghiên cứu, sáng tạo tri thức mới và chuyển giao công nghệ cho nền kinh tế. Chính thực lực và thành tích nghiên cứu khoa học là một chi tiêu định hình và phân biệt một trường Đại học đẳng cấp quốc tế với một trường Đại học thường. Chỉ tiêu chất lượng nghiên cứu của một trường đại học được đánh giá dựa trên số công trình nghiên cứu được công bố và được cộng đồng nghiên cứu sử dụng mỗi năm. Nó thể hiện tầm ảnh hưởng của các công trình nghiên cứu đối với toàn thế giới nghiên cứu dựa trên số lần trích dẫn cũng những đăng tải rộng rãi.

Nghị quyết TW2 khóa VIII (1996) đã khẳng định “Các trường đại học phải là trung tâm nghiên cứu khoa học, công nghệ, chuyển giao và ứng dụng cộng nghệ vào sản xuất và đời sống”. Nghị quyết 37/TW của Bộ Chính trị khẳng định “Mỗi trường đại học phải là một cơ sở giảng dạy, đồng thời là một cơ sở nghiên cứu khoa học”. Chỉ thị số 296/CT – TTg của Thủ tướng Chính phủ về đổi mới giáo dục đại học giai đoạn  2010 – 2020 cũng đã nêu rõ: “Nâng cao năng lực quản lý và hiệu quả công tác nghiên cứu khoa học ở các trường đại học, góp phần tích cực nâng cao chất lượng đào tạo và phục vụ phát triển kinh tế xã hội”.

Trong bối cảnh giao lưu và hội nhập của nước ta hiện nay để khẳng định được vai trò của nghiên cứu khoa học, các trường đại học nói chung và Đại học Văn hóa Thể thao và Du lịch Thanh Hóa nói riêng luôn hướng tới mục tiêu “Mỗi trường đại học là một viện nghiên cứu”. Bởi vì, nghiên cứu khoa học có tầm quan trọng đặc biệt trong giáo dục đại học và đó là con đường hiệu quả nhất để nâng cao chất lượng đào tạo và phát triển năng lực sư phạm của mỗi người làm công tác giảng dạy và giáo dục. Giảng viên của các trường đại học ngay từ đầu phải xác định rõ hoạt động nghiên cứu khoa học gắn liền với hoạt động giảng dạy. Góp phần nâng cao chuyên môn phục vụ tốt cho công việc giảng dạy của mình. Trong những năm vừa qua, ngành giáo dục và nền khoa học công nghệ nước ta đã đạt được thành tích đáng kể là nhờ có những đóng góp không nhỏ từ hoạt động nghiên cứu khoa học của đội ngũ cán bộ, giảng viên trong các trường đại học và cao đẳng nói chung.

  1. Hoạt động nghiên cứu khoa học của đội ngũ giảng viên tại bộ môn Công tác xã hội Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa

Khoa Luật & Quản lý Nhà nước được thành lập từ năm 2015, theo Quyết định số 634/QĐ- ĐVTDT ngày 25 tháng 9 năm 2015 của Hiệu trưởng Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa. Khoa gồm có 3 bộ môn : Công tác xã hội ; Quản lý nhà nước ; Luật. Cả 3 bộ môn đều là những bộ môn còn quá non trẻ về tuổi đời và kinh nghiệm.

Bộ môn CTXH từ khi được thành lập vào năm 2015 đến nay luôn luôn xác định  vai trò và nhiệm vụ trọng tâm của mỗi giảng viên  là đào tạo và nghiên cứu khoa học.

Nhận thức được tầm quan trọng của việc nghiên cứu khoa học của một giảng viên đại học. Các giảng viên trong bộ môn Công tác xã hội đã không ngừng tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học để phục vụ cho việc giảng dạy ngành Công tác xã hội. Các giảng viên liên tục triển khai các hoạt động nghiên cứu khoa học liên quan đến lĩnh vực Công tác xã hội. Khoa và bộ môn đã tiến hành xây dựng nội san của Khoa. Các giảng viên cùng với sinh viên liên tục có các bài viết liên quan đến chuyên môn Công tác xã hội. Là nơi giao lưu giữa sinh viên và giảng viên để nâng cao khả năng nghiên cứu khoa học và trao đổi chuyên môn các lĩnh vực của công tác xã hội. Bên cạnh đó bộ môn đã thực hiện một đề tài cấp cơ sở liên quan đến vấn đề xây dựng đề cương chi tiết các môn học ngành công tác xã hội phục vụ cho việc giảng dạy, “Nâng cao chất lượng khung chương trình đào tạo ngành công tác xã hội phù hợp với nhu cầu xã hội” đề tài đã được nghiệm thu năm học 2015 – 2016. Và hiện nay đang tiếp tục triển khai đề tài thứ hai hướng đến xây dựng các mô hình thực tập cho sinh viên ngành công tác xã hội của năm học 2017 – 2018. Bên cạnh đó các giảng viên đã không ngừng tìm hiểu để hoàn thành biên soạn giáo trình phục vụ cho việc giảng dạy của bộ môn, phù hợp với  đặc thù của trường. Đồng thời hướng dẫn một số nhóm sinh viên thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên. Năm học 2017 – 2018 giảng viên bộ môn công tác xã hội hướng dẫn sinh viên làm nghiên cứu khoa học. Kết quả có hai đề tài, cả hai đề tài đều có giải. Một đề tài được giải nhất ‘‘Nghiên cứu lối sống cộng đồng sinh viên Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa’’ và một đề tài được giải khuyến khích ‘‘Thực trạng và giải pháp nâng cao tính chủ động của sinh viên trong đào tạo theo học chế tín chỉ tại Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa hiện nay’’. Công tác nghiên cứu khoa học còn được đội ngũ giảng viên liên tục viết bài gửi tạp chí và hội thảo quốc tế. Nhiều bài viết đã được các giảng viên trong bộ môn công tác xã hội đăng trên các tạp chí có tiếng trong nước và Hội thảo quốc tế. Như tạp chí ‘‘Dạy và học’’ ; tạp chí Đại học Mở bán công Thành Phố Hồ Chính Minh ; Hội thảo quốc tế của Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa, tạp chí của trường có chỉ số…. Đứng đầu trong việc tham gia nghiên cứu khoa học phải nói đến Trưởng bộ môn công tác xã hội  NCS Đoàn Văn Trường liên tục có số giờ khoa học lớn.

Bảng 1 :  Giờ khoa học năm học 2015 - 2016

STT

Họ và tên

Tổng giờ đạt được

1

Đoàn Văn Trường

2160

2

Hoàng Thị Thu Hoa

435


( Nguồn : Báo cáo tổng kết giờ khoa học 2015-2016 – Phòng QLKH – Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa)

Bảng 2 : Giờ khoa học năm học 2016 – 2017

STT

Họ và tên

Tổng giờ đạt được

1

Đoàn Văn Trường

1860

2

Hoàng Thị Thu Hoa

195

3

Trần Thanh Hà

0


 ( Nguồn : Báo cáo tổng kết giờ khoa học 2016-2017 – Phòng QLKH – Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa)

Trên đây là bảng tổng hợp giờ nghiên cứu giảng viên cơ hữu bộ môn CTXH. Còn một số giảng viên trẻ đang bắt đầu tham gia viết tạp chí.

Bên cạnh những kết quả đạt được hoạt động nghiên cứu khoa học của đội ngũ giảng viên còn có những hạn chế :

Thứ nhất, một số giảng viên trẻ vẫn chưa nhận thức được tầm quan trọng của nghiên cứu khoa học, do vậy giảng viên chưa thực sự chủ động đưa ra các đề tài nghiên cứu, các giáo trình, tài liệu mang tính thực tiễn phụ vụ công tác giảng dạy.

Thứ hai, tồn tại một bộ phận giảng viên chưa nắm vững phương pháp nghiên cứu khoa học, cách tìm tài liệu tham khảo, thậm chí, chưa nắm vững xây dựng đề cương, chưa chú ý tìm hiểu cách trình bày một công trình nghiên cứu khoa học cách trình bày một giáo trình, tài liệu chuyên ngành…Điều này sẽ dẫn một số lỗi thường mắc phải trong nghiên cứu khoa học của giảng viên như : Phạm vi nghiên cứu thường rộng, nặng tính lý thuyết, đối tượng nghiên cứu không rõ ràng, dùng từ ngữ chuyên môn thiếu chính xác.

Thứ ba, một bộ phận giảng viên trong quá trình nghiên cứu khoa học, biên soạn tài liệu, giáo trình, do còn hạn chế về trình độ ngoại ngữ, nên trong quá trình tham khảo tài liệu còn quá lệ thuộc vào internet. Các tài liệu giảng viên sử dụng đều bằng tiếng việt, do các nhà nghiên cứu trong nước biên soạn, hoặc dịch lại từ nguyên bản tiếng Anh, Pháp…Vì vậy, tính thiết thực của tài liệu sử dụng giảm đi rất nhiều và nội dung của các công trình nghiên cứu còn chưa phong phú.

Thứ tư, kinh phí phục vụ cho hoạt động nghiên cứu khoa học, biên soạn tài liệu, giáo trình của giảng viên không nhiều. Đây cũng là bất cập, gây khó khăn cho công tác phát triển nghiên cứu khoa học trong giảng viên.

  1. Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học

Có thể thấy kết quả nghiên cứu khoa học của giảng viên phản ánh chất lượng đào tạo của nhà trường. Để nghiên cứu khoa học đạt được kết quả tốt hơn – góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, thiết nghĩ cần phải có sự kết hợp và triển khai một cách đồng bộ một số giải pháp sau :

Một là, Ban lãnh đạo trường cần trú trọng hơn nữa công tác chỉ đạo, lãnh đạo trong hoạt động nghiên cứu khoa học, xác định đây là một nhiệm vụ rất quan trọng đối với vị thế của nhà trường để từ đó thực hiện những biện pháp vừa bắt buộc, vừa khuyến khích giảng viên nghiên cứu khoa học. Tăng cường tuyên truyền, phổ biến các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về hoạt động Khoa học công nghệ, cũng như các quy định, quy chế khác liên quan đến hoạt động nghiên cứu khoa học của nhà Trường. Từ đó có định hướng hoạt động, các chính sách ưu đãi đối với hoạt động nghiên cứu khoa học tạo ra sự chuyển biến tích cực cả về số lượng, chất lượng trong nghiên cứu khoa học.

Hai là, cần phải có người đầu ngành chuyên môn về nghiên cứu khoa học để tư vấn và hỗ trợ cho các giảng viên, khơi dậy và kích thích niềm đam mê trong nghiên cứu khoa học của các giảng viên. Tạo môi trường thuận lợi để các giảng viên đề xuất, đăng ký đề tài, sáng kiến các cấp. Đồng thời xây dựng và hình thành hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin khoa học và để hỗ trợ các giảng viên trong việc cung cấp thông tin về các đề tài khoa học.

Ba là, thành lập câu lạc bộ nghiên cứu khoa học trong bộ môn và tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ thường xuyên, tạo điều kiện giúp đỡ cho các giảng viên trẻ tham gia cùng làm đề tài với những người có kinh nghiệm.

Bốn là, Tổ chức các buổi hội thảo, sinh hoạt chuyên đề để chia sẻ kinh nghiệm và học hỏi lẫn nhau trong nghiên cứu khoa học.

Năm là, Cần có các chính sách phù hợp để động viên khích lệ các giảng viên trong nghiên cứu khoa học, nhất là hỗ trợ kinh phí, vật chất bảo đảm cho việc thực hiện các công trình khoa học và vinh danh các giảng viên có thành tích xuất sắc trong hoạt động nghiên cứu khoa học.

  1. Kết luận

Như vậy, có thể nói, hoạt động nghiên cứu khoa học gắn liền với hiệu quả của hoạt động giảng dạy. Trong bối cảnh toàn cầu hóa đang là xu hướng phổ biến như hiện nay, với vai trò quan trọng của tri thức khoa học, việc đẩy mạnh nghiên cứu khoa học trong giảng viên lại càng có ý nghĩa thiết thực. Hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên là một hoạt động rất quan trọng trong việc biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo. Đây cũng là cơ sở cần thiết để tiến hành đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội, hướng đến đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực cho ngành công tác xã hội

 

 

 

[1],2  Khoa Luật & QLNN – Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa.

 

Tác giả: ThS. Trần Minh Thanh Hà - ThS. Hoàng Thị Thu Hoa
In tin    Gửi email    Phản hồi


Các tin khác:
 BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU VỀ GIA ĐÌNH ĐA VĂN HÓA Ở VIỆT NAM  (17/09/18)
 TÁI HÔN Ở NGƯỜI GIÀ  (17/09/18)
 HIỆN TƯỢNG GIA ĐÌNH ĐƠN THÂN TRONG XÃ HỘI VIỆT NAM NGÀY NAY (17/09/18)
 Sinh viên Khoa Văn hóa Thông tin tham dự Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học cấp trường năm học 2017 - 2018 (15/05/18)
 HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC 2017-2018 (06/05/18)
 Khoa Văn hóa - Thông tin nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên năm học 2017 – 2018 (02/04/18)
 Thông báo về nghiệm thu đề tài NCKH của sinh viên Khoa Văn hóa Thông tin năm học 2017 – 2018 (30/03/18)
 Giới thiệu Tạp chí Khoa học Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa  (20/07/17)
 Sinh viên Khoa Văn hóa Thông tin tham dự Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học cấp trường năm học 2016 - 2017 (22/05/17)
 HỘI NGHỊ NGHIỆM THU, ĐÁNH GIÁ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN KHOA VĂN HÓA THÔNG TIN NĂM HỌC 2016 - 2017 (22/03/17)
Hôm nay 1581
Hôm qua 3615
Tuần này 12244
Tháng này 87470
Tất cả 3142584
Browser   (Today) Chi tiết >>
KHOA VĂN HÓA - THÔNG TIN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH THANH HÓA
Email: khoavanhoathongtin.dvtdt@gmail.com

 

 
@2015 Bản quyền thuộc về Trường Đại học Văn hóa Thể thao và Du lịch Thanh Hóa
 
Cơ sở: Số 561 Quang Trung 3, P. Đông Vệ, TP. Thanh Hóa  Điện thoại: (0237) 3953 388 - (0237) 3857 421
Chịu trách nhiệm nội dung: TS. Lê Thanh Hà - Hiệu trưởng nhà trường
Email: dhvhttdlth@gmail.com - Website: http://wwww.dvtdt.edu.vn