Tin mới
 Liên kết Website
 Hiển thị tin tức
Sinh viên
TÔI YÊU RỪNG NÚI, QUÊ HƯƠNG TÔI

Nội san số 05 - Khoa Luật & QLNN

       Nơi tôi sinh ra không phải là nơi tấp nập, nhộn nhịp và náo nhiệt, không phải thành phố, trung tâm thị trấn hay các khu đô thị nơi đông đúc người dân sinh sống. Mà đó chỉ là một vùng núi yên bình, tĩnh lặng giữa núi rừng đại ngàn, đó là vùng cao thuộc một huyện miền núi của tỉnh Quảng Ngãi.

        Tượng chiến thắng Tà Mực nằm ở trung tâm của huyện

       Huyện Sơn Tây, như tên gọi là đơn vị hành chính nằm ở phía Tây của tỉnh Quảng Ngãi, nơi tiếp giáp với huyện Kon P’Long - tỉnh Kon Tum và huyện Trà My - tỉnh Quảng Nam. Đây là một huyện cách Thành phố Quảng Ngãi khoảng 72km về phía Tây.

       Những dãy núi K’Vắc H’Liên, K’Vắc Y Măng, k’Vắc Va, K’Vắc K’Lây, K’Vắc Rét, K’Vắc Rin, K’Vắc Mum, A Zin, Pà Đu, H’Lăng và hàng chục ngọn núi khác cao hơn 1000m, cứ nhấp nhô trên tuyến hành lang xuôi về Đông Bắc, trong thế liên hoàng với dãi Trường Sơn Tây Nguyên và gần hơn là dãy Ngọ K’Rin, nới cư trú của nhiều tộc người thuộc nhóm ngữ hệ Moong K’Mer, mà chủ yếu là dân tộc Xơ- Đăng, trong đó có nhóm người K’Dong.

        Tạo hóa có quy luật bù trừ có núi cao rừng rậm thì phải có sông sâu, vực thẳm, hòa trong nhịp điệucùng với núi non, là những con sông con suối, trên vùng đất này có hàng trăm con sông, con suối, mà tiêu biểu nhất vẫn là sông Đắc K’Rin và sông Sà Lò. Sông Đắc K’Rin bắt nguồn từ Măn Pút, chảy qua Sơn Dung, Sơn Mùa, Sơn Tân, hòa cùng nước Sà Lò là nước Sông Re, ở ngã tư Hải Gía rồi chảy về sông Trà Khúc, dọc ngang cùng Sông Đắc K’Rin; sông Sà Lò là nước Tà Meo, nước R’Măng, nước Lá’k, nước K’Năng, nước Sà Ruồn, nước Tà Mực, nước Bua, suối Huy Măng, suối nước H’Ma, suối nước P’Reo…

         Những con sông, con suối này không chỉ làm nên vẻ đẹp của một vùng cao huyền ảo và kì vĩ mà trước hết là giúp cho con người nơi đây có nguồn nước, nguồn sinh lực luôn được tri ân qua những diệp tế lễ, hội hè. Và hàng nghìn năm qua con người lên dốc xuống đèo chủ yếu chỉ bằng những bước chân trần, nhìn những ngọn núi, những con sông, những thuở ruộng bậc thang nơi đây ta càng hiểu thêm rằng, may lắm con người chỉ có thể trường tồn bằng chính sự hòa hợp với thiên nhiên, chứ không phải bằng sự chinh phục như đôi khi ta lầm tưởng. Những cánh đông lúa ở Bãi Màu, Ra Nhua, Pa’ Kau, nước P’Lót, Sà Ruồng, K’Năng, Măng Trải, Măng P’Rãy, Măng K’La, Măng He, Măng T’Bẻ...giúp chúng ta hình dung ra quá trình hòa hợp đó. Vì con người nơi đây đã chuyển sang phương thức sản xuất lúa rẫy sang lúa nước, là một minh chứng cho một sự hòa hợp cách đây không lâu, để nhận biết tự nhiên, để hiểu vì sao con người lại trường tồn trong môi trường đầy rừng núi và đầy hiểm trở này, có lẽ điều đầu tiên là con người phải sáng tạo nên những huyền thoại, cứ thế núi non gập ghềnh, những câu chuyện về các vị thần, sông suối chuyên chở, quanh co với các mối tình lãng mãn trong các huyền thoại đã được lưu trữ trong các P’lây ( làng, xóm) của đồng bào người K’Dong, góp phần chứng minh cho nguồn gốc của một tộc người, mà giờ đây đã có gần 19.000 người đang cư trú trên dải đất này, hòa bình và yên thắm góp phần chứng minh cho sự biến đổi ít nhều so với những đồng tộc của họ như H’Lăng, Na Nâm, T’đờ Rá,... mà vốn được gọi chung là dân tộc Xơ-Đăng.

           Cùng với huyền thoại gập ghềnh qua bao núi non, sông suối là những câu ca dân gian,là những âm điệu được vay mượn từ tre nứa, suối ngàn...Tự nhiên đã hào phóng ban tặng cho con người những cung bậc bổng trầm từ phía cỏ cây, hoa lá, chim muông, để từ đó mà con người lại được tựa vào tự nhiên, học hỏi, sáng tạo nên những giá trị văn hóa như đàn Bầu, đàn T’Rưng, Cồng Chiêng, sáo, V’Pút...

           Cũng như đồng bào của mình ở vùng Tây Nguyên, người đồng bào K’Dong vẫn coi nhà sàn là mái ấm và là nơi để con cháu, thành viên gia đình trở về đoàn tụ bên nhau, sau mỗi lần xa nhà. Dưới mái nhà sàn dường như cứ đơn sơ ấy, nhưng lại trải qua bao biến thiên, lại chất chứa những giá trị văn hóa lâu đời, dẫu là từ gỗ rừng, tre nứa, bụi bặm của khói bếp nhà sàn cũng không thể che dấu được những kinh nghiệm lâu đời của đồng bào nơi đây trong việc thiết lập ngôi nhà sàn truyền thống mà ở đó con người được lưu trữ, giữ gìn những vật lưu niệm. Thần linh như ưu ái lại cho họ sau mỗi lần hiến tế những con vật. Trong mái nhà sàn này tiếng dóc con, dóc em (ru con, ru em), vẫn còn lắng sâu trong khát vọng.

             Ngôi nhà sàn truyền thống của Ông Đinh Văn Hanh ở đội 12 thôn Ka Năng xã Sơn Tinh huyện Sơn Tây

            Trong đêm yên ấm, tiếng hát K’leo, K’cheo vẫn còn như trôi về từ miền quá khứ, tiếng hát và rượu, như ngấm vào bóng đêm cay nồng ( ze cô oh ze.... ) và cả tiếng Và Pút, thi thoảng vẫn còn âm vang như thể tiếng suối ngàn, sếp lại từng hàng âm bên máy nhà sàn truyền thống. Dưới mái nhà sàn này tiếng chiêng H’linh vẫn cứ vang lên trên điệu múa của những cô gái K’Dong vào ngày lễ hội và đặc biệt là khi hoa Pơ Lang rực rỡ, trên chiền núi hoa Riên K’lun trở bông vào dịp tháng 2 và tháng 3, đó cũng là thời điểm người K’Dong chuẩn bị cho một vụ mùa khai thác lúa rẫy, nhiều gia đình K’Dong bước vào lễ hội ăn trâu (lễ hội Ká K’Pơ) nhằm cầu mong sức khỏe, an bình mùa màng tươi tốt, trả ơn thần linh, cácgian thờ tổ tiên và cộng đồng đã cưu mang gia đình họ, đó là một thời điểm mạnh của cộng đồng K’Dong trong chu kỳ một năm và vòng quay thời cuộc, những chùm hoa Riên K’Lum phơ phất trong không gian thiên liêng của người K’Dong như vẫy mời điều tốt đẹp và luôn ở lại cùng họ, những váy áo đẹp nhất, những chuỗi trang sức đẹp nhất, những vòng cườm đẹp nhất có dịp được phô bày trong nghi lễ cầu mong sức khỏe bên con trâu hiến tế, điều đó không chỉ làm đẹp lòng người trong cuộc mà còn làm đẹp trong lòng những đấn thần linh mà người K’Dong ngưỡng mộ, đó có thể là thần T’Róc (thần sấm sét), thần Win (thần quỷ nước), thần Zã’ká (thần ăn), thần Zã’ Kố (thần uống), thần Zăn Ta Nẻ( thần mẹ đất), thần Zả Ko, Zả Vơi, thần mặt Hì(thần mặt Trời), thần mặt Kè (thần mặt Trăng). Rượu và chiên H’lăng bộ chiêng dành cho những lễ hội ăn trâu, từng lúc lại dóng lên báo hiệu cho các lễ thức, đậm sắc văn hóa dân tộc của người K’Dong nơi đay, và chắp Ty (bắt tay) là một mỹ tục mà đến nay người K’Dong vẫn còn gìn giữ, nhất là vào những ngày lễ hội dù là lễ hội mừng lúa mới, mừng tết đến, lễ hội ăn lúa giống còn thừa, đặc biệt là trong lễ hội ăn trâu (lễ hội Ká’K Pơ).

            Kết hợp những lễ hội và không gian thiên nhiên nơi đây, đã tạo nên một hình ảnh Sơn Tây hùng vĩ đại ngàn, cùng với đó là những món ăn đặc sản núi rừng và của đồng bào nơi đây như món cá Niêng, cá bóng, rượu cần, cơm lam, các món thịt nướng đủ hình thức, luôn làm cho du khách trãi nghiệm và thưởng thức, Sơn Tây đã và đang làm ấn tượng cho nhiều du khách từ mọi phương.

            Sương mù bao quanh trên mãnh đất xã Sơn Long huyện Sơn Tây

          Cũng như đồng bào Tây Nguyên nói riêng và các dân tộc khác nói chung, quả là lễ hội luôn là một biểu tượng văn hóa thích hợp, đặc biệt là lễ hội Ká’ K’Pớ lễ hội ăn trâu), đêm hội K’Leo K’Cheo...luôn sống động trong nhịp chiêng H’Năng, H’lin, làm con người nơi đây sáng tạo, được thật sự giao hòa với nhau, được thật sự giao hòa với thiên nhiên, với Trời với Đất, với các thần linh mà đồng bào nơi đây tri ân, ngưỡng mộ và hàm ơn.

          Là một người con của huyện Sơn Tây nơi chốn cao nguyên Tây Nguyên đại ngàn, khi xa nhà tôi luôn  nghĩ đến gia đình và quy nhà, nghĩ về những không gian tĩnh lặng và những lễ hội sâu đậm trong ký ức của mình từ thuở nhỏ. Những văn hóa ấy luôn nhắc trong tôi rằng: “ Dù có đi xa bao nhiêu, nhưng hãy quay về, vì ở nơi đây họ cần và họ tim đến những đứa con của núi rừng, của dòng tộc của quê hương Sơn Tây trùng điệp”./.

Tác giả: Đinh Văn Hiếu - Sinh viên lớp ĐHCQ QLNNK2.
In tin    Gửi email    Phản hồi


Các tin khác:
 KHOA LUẬT & QLNN pHÁT KHẨU TRANG VÀ QUÀ ĐỘNG VIÊN SINH VIÊN ĐI HỌC TRỞ LẠI SAU DỊCH COVID-19 (24/04/20)
 ĐÔI NÉT GIỚI THIỆU VỀ VĂN HÓA LÀO (17/04/20)
 QUY TRÌNH KẾT NẠP ĐẢNG ĐỐI VỚI SINH VIÊN (20/03/20)
 TỪ ĐIỂN CHUYÊN NGÀNH VIỆT – LÀO Chủ đề: Quyền con người – Quyền công dân (16/02/20)
 KÝ HIỆU TRÊN THẺ BHYT GIÚP NHẬN BIẾT MỨC HƯỞNG (14/12/19)
 MÔ HÌNH XÂY DỰNG PHÁP LUẬT TRONG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN -TỪ LÝ LUẬN ĐẾN THỰC TIỄN (07/11/19)
 KINH NGHIỆM TÌM KIẾM CÔNG VIỆC LÀM THÊM CHO SINH VIÊN TRONG THÀNH PHỐ THANH HÓA (07/11/19)
 Kế hoạch tổ chức giao lưu sinh viên 2019 (24/10/19)
 SỰ RA ĐỜI CỦA ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH (11/07/19)
 ĐOÀN VIÊN THANH NIÊN KHOA LUẬT VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC XUNG KÍCH VÀ HỘI NHẬP (11/07/19)
    Hôm nay 8379
    Hôm qua 16057
    Tuần này 72505
    Tháng này 260080
    Tất cả 7065660
    Browser   (Today) Chi tiết >>
    KHOA LUẬT VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
    TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH THANH HÓA

     

     @2015 Bản quyền thuộc về Trường Đại học Văn hóa Thể thao và Du lịch Thanh Hóa
     
    Cơ sở: Số 561 Quang Trung 3, P. Đông Vệ, TP. Thanh Hóa  Điện thoại: (037) 3953 388 - (037) 3857 421
    Chịu trách nhiệm nội dung: TS. Lê Thanh Hà - Hiệu trưởng nhà trường