Tin mới
 Liên kết Website
 Hiển thị tin tức
Nghiên cứu khoa học
KINH NGHIỆM THI GIỮA KỲ, CUỐI KỲ

Nội san số 03 - Khoa Luật & QLNN

 

 Khi học ở bậc phổ thông, ở từng môn học, bạn sẽ được thầy cô kiểm tra đều đặn như vắt chanh: kiểm tra miệng, kiểm tra 15 phút, 45 phút, thi giữa kỳ, thi cuối kỳ… Còn trên đại học chỉ có thi giữa kỳ và cuối kỳ. Số lượng bài kiểm tra ít không có nghĩa là bạn sẽ nhàn rỗi hơn, mà thực ra là bạn sẽ không có cơ hội “gỡ điểm”, và việc ôn tập cũng không được thường xuyên. Rất nhiều bạn tân sinh viên không để ý điều này, vẫn học theo lề thói cũ cấp ba, cho tới lúc sắp thi mới lôi bài vở ra ôn. Chắc chắn đó không phải là cách học hiệu quả.

Mặt khác, lên đại học, mỗi người tự chọn một phương pháp học riêng cho mình, nhưng không phải bạn nào cũng đạt được kết quả tốt. Một số bạn nhìn có vẻ học rất ít nhưng thi đâu đậu đó, thành tích cuối kỳ lại cao, nhưng một số bạn dù rất cố gắng vẫn học lại 1, 2 môn ở mỗi học kì, hoặc điểm số không được như mong đợi. Bạn có bao giờ tự hỏi: “Họ có bí quyết gì ?”

Muốn được như họ, bạn cần lưu ý và áp dụng những điều sau:

Tích lũy điểm cộng cho điểm giữa kỳ

Rất nhiều sinh viên thường có xu hướng ngại phát biểu, thích ngồi cuối lớp. Có thể do lười, ngồi cuối để tiện làm việc riêng mà không bị nhắc nhở hoặc sợ phát biểu sai, sợ bị chú ý đến. Tuy nhiên, các thầy cô giáo lại luôn khuyến khích sinh viên chủ động trong học tập, biểu hiện thông qua việc phát biểu. Vì vậy, hãy phát biểu khi bạn có thể, đừng ngại sai, cũng đừng quá chú ý đến mọi người xung quanh. Sau một vài lần phát biểu trước lớp, bạn sẽ tăng thêm nhiều phần tự tin.

Ngoài ra, theo quy chế đào tạo, các bạn được nghỉ tối đa 20% tổng thời gian học tập trên lớp của môn học. Nghỉ quá 20% sẽ không đủ điều kiện thi cuối kỳ và phải học lại. Không nên nghỉ học, cúp học… khi bạn vẫn còn có thể đi học. Bởi vì nhiều thầy cô rất để ý đến việc chuyên cần. Nếu điểm giữa kỳ của bạn thấp, nhưng thầy cô thấy siêng năng, thì bạn vẫn có thể được điểm chuyên cần tốt để vớt vát (10% kết quả tổng thể).

Dù rằng điểm thi giữa kì + điểm chuyên cần chỉ chiếm 30% kết quả tổng thể, nhưng nếu được cộng điểm thì bạn càng không bị áp lực bởi kết quả thi cuối kỳ.

Đọc tài liệu nhiều, nhưng không học thuộc lòng

Ở bậc đại học, thầy cô khuyến khích sự sáng tạo và hiểu bản chất vấn đề, chứ không phải chép theo khuôn mẫu. Bạn có thể đọc nhiều tài liệu khác nhau, đọc đi đọc lại nhiều lần, nhưng hãy tránh thuộc lòng (mặt khác có quá nhiều kiến thức để có thể thuộc lòng được) vì nó khiến bạn dựa dẫm vào nội dung trong sách, tư duy không được giải phóng… Hãy diễn đạt bằng ngôn ngữ của bạn.

Đây là điều không phải ai cũng biết và áp dụng đúng. Nhiều bạn rất siêng học nhưng kết quả vẫn không như họ mong đợi, nhiều bạn đọc tài liệu, không học thuộc, nhưng kết quả lại cao. Quan trọng là phải biết kết hợp và hiểu, diễn đạt theo cách của mình và thể hiện mạch lạc, trôi chảy, cho người đọc thấy được tư duy và chủ kiến của mình đối với vấn đề.

Không đợi “nước đến chân mới nhảy”

Mỗi ngày nên đọc tài liệu một ít, để mưa dầm thấm lâu và cũng tránh việc học dồn khi kì thi đến gần. Việc này sẽ giúp bạn tự tin hơn và không bị áp lực nặng. Vậy nên thật ra, sơ đồ tư duy, hay các kỹ thuật ghi nhớ, đọc nhanh… vẫn hoàn toàn dùng được. Ở đại học chủ động học trước là cách học hiệu quả nhất, và bạn càng luyện được những thói quen dưới đây sớm bao nhiêu, bạn sẽ càng nhàn bấy nhiêu: Đọc hết giáo trình một lượt, đánh dấu lại những chỗ bạn chưa hiểu. Khoanh tròn những khái niệm mới, ghi định nghĩa của chúng riêng ra một cuốn sổ tay, thậm chí học thuộc lòng. Hãy tóm tắt tất cả các chương, các bài lên một tờ giấy lớn, mỗi môn một tờ. Đây là “bản đồ môn học”.

Trước khi tới lớp, hãy xem lại “bản đồ môn học”, mang theo một câu hỏi nào đó bạn còn băn khoăn. Các thầy cô trên đại học rất thích sinh viên chủ động, nên đừng ngại ở lại hỏi han. Đồng thời, các thầy cô thi thoảng cũng hay tiết lộ phần nào sẽ thi, hãy đánh dấu ngay nó lên “bản đồ môn học”. Còn khi về nhà, hãy dành ít phút ôn lại những gì học được ngay.

Ngoài ra, đây là việc mà nhiều bạn hay làm vào lúc gần thi. Còn bạn sẽ làm nó ngay lúc bắt đầu môn học. Đó là ra hàng photo gần trường, mua một xập đề cương ôn thi năm trước. Nếu hàng photo chưa có, hãy Google, hoặc hỏi anh chị khóa trước. Sau đó tự làm đề cương ôn thi cho môn đó, ngay từ khi mới bắt đầu môn học. Nếu làm đúng như vậy, bạn không chỉ thấy mình chủ động hơn, mà còn nhàn hạ hơn. Việc đến lớp lúc đó bản chất là ôn lại, đào sâu vấn đề, giải quyết những thứ chưa hiểu mà thôi. Bạn không chỉ được học lại hai lần, mà không bao giờ “bị lạc” giữa một rừng kiến thức. Chưa kể, tới lúc thi, bạn không mất thời gian làm đề cương, mà có thể ôn lại ngay.

Những lưu ý khác

* Hình thức đẹp luôn lấy được cảm tình của người chấm bài. Dù chữ bạn không đẹp, nhưng cần phải trình bày rõ ràng, sạch sẽ, viết theo ý chứ không nên viết tràng giang đại hải.

* Khi làm bài, hãy ghi ra hết những gì bạn đã học, và cả những gì bạn tích lũy được khi nghe giảng. Đặc biệt, ghi và phân tích lại những gì thầy cô giảng, bạn sẽ được điểm rất cao vì các thầy cô rất tâm đắc khi bạn chăm chú lắng nghe và siêng năng đến lớp.

Tác giả: ThS. Nguyễn Thị Lan Anh - Giảng viên Khoa Luật và Quản lý nhà nước
In tin    Gửi email    Phản hồi


Các tin khác:
 SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC – NHỮNG THÔNG TIN HỮU ÍCH CẦN BIẾT (09/06/19)
 VẤN ĐỀ VIỆC LÀM CỦA THANH NIÊN VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY (09/06/19)
 CÔNG TÁC XÂY DỰNG XÃ, PHƯỜNG ĐẠT CHUẨN TIẾP CẬN PHÁP LUẬT TẠI THÀNH PHỐ THANH HÓA (09/06/19)
 Khoa Luật&QLNN tham gia Hội nghị thẩm định thuyết mình Đề tài cơ sở năm 2019 (26/05/19)
 HỘI NGHỊ TỔNG KẾT HOẠT ĐỘNG SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2018-2019 (26/05/19)
 BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN NĂM HỌC 2018 - 2019 (26/05/19)
 TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TĂNG MỨC LƯƠNG CƠ SỞ ĐẾN HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VÀ ĐỜI SỐNG XÃ HỘI (26/05/19)
 Ý NGHĨA CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU KHÁI NIỆM – ĐỊNH NGHĨA ĐỐI VỚI TƯ DUY NGÀNH LUẬT (26/05/19)
 QUYỀN CON NGƯỜI VÀ QUYỀN CÔNG DÂN – NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT DƯỚI GÓC NHÌN CỦA SINH VIÊN NGÀNH LUẬT (26/05/19)
 NGUỒN CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY (26/05/19)
    Hôm nay 8746
    Hôm qua 20103
    Tuần này 88184
    Tháng này 371935
    Tất cả 6722255
    Browser   (Today) Chi tiết >>
    KHOA LUẬT VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
    TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH THANH HÓA

     

     @2015 Bản quyền thuộc về Trường Đại học Văn hóa Thể thao và Du lịch Thanh Hóa
     
    Cơ sở: Số 561 Quang Trung 3, P. Đông Vệ, TP. Thanh Hóa  Điện thoại: (037) 3953 388 - (037) 3857 421
    Chịu trách nhiệm nội dung: TS. Lê Thanh Hà - Hiệu trưởng nhà trường