Tin mới
 Liên kết Website
 Hiển thị tin tức
Nghiên cứu khoa học
Nhận thức của sinh viên ngành Công tác xã hội về tiếp cận và huy động nguồn lực cộng đồng

Nội san số 1-Khoa Luật&QLNN

 

  1. Đặt vấn đề

Nhận thức về việc tiếp cận cộng đồng và huy động nguồn lực của sinh viên là sự hiểu biết tri thức, kinh nghiệm về tiếp cận cộng đồng và huy động nguồn lực cộng đồng thể hiện qua các hình thức, nội dung và phương pháp tiếp cận và huy động nguồn lực cộng đồng nhằm đảm bảo cho hoạt động tiếp cận và huy động nguồn lực cộng đồng đạt hiệu quả.

Công tác xã hội là một hoạt động chuyên nghiệp nhằm trợ giúp các cá nhân, gia đình và xã hội phát triển. Để giúp đỡ và hỗ trợ cho những người gặp khó khăn, vướng mắc trong cuộc sống thì năng lực của đội ngũ làm nghề công tác xã hội là vô cùng quan trọng. Trong đó việc tiếp cận cộng đồng và huy động nguồn lực cộng đồng là không thể thiếu đối với sinh viên ngành công tác xã hội. Nhưng nhận thức của sinh viên ngành công tác xã hội về cách tiếp cận cộng đồng, và huy động các nguồn lực thì sinh viên vẫn chưa nhận thức được và không biết cách để tiếp cận nó.

Công tác xã hội là một nghề gắn với thực hành. Vì vậy, ngay từ đầu sinh viên cần phải tham gia các hoạt động cộng đồng để  nâng cao kỹ năng nghề. Do đó, cần nâng cao nhận thức về tiếp cận cộng đồng và huy động nguồn lực của sinh viên công tác xã hội nhằm trang bị cho sinh viên năng lực tiếp cận cộng đồng sau khi ra trường là đặc biệt quan trọng và có ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn nhất là nếu muốn trở thành cán bộ dự án phát triển cộng đồng.

  1. Nội dung

2.1. Một vài nét về năng lực tiếp cận và huy động nguồn lực cộng đồng của sinh viên

Tiếp cận cộng đồng và huy động nguồn lực cộng đồng đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển cộng đồng, nhằm hướng tới sự phát triển, ổn định xã hội. Bản thân người làm việc với cộng đồng và hỗ trợ cộng đồng phát triển, cất cánh đi lên từ những cộng đồng nghèo cần có năng lực tiếp cận và huy động nguồn lực cộng đồng. Huy động nguồn lực cộng đồng xuất phát từ cơ sở của Thuyết huy động nguồn lực và một số nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam về vấn đề này. Tuy nhiên ở Việt Nam, những nghiên cứu về năng lực tiếp cận cộng đồng và huy động nguồn lực cộng đồng của sinh viên công tác xã hội còn rất hạn chế.

Hơn nữa thực tế ở Việt Nam, vốn là một nước đang phát triển kéo theo đó là một loạt các vấn đề xã hội nảy sinh ngày càng nhiều, vì thế ngành CTXH ra đời ở Việt Nam nhằm giải quyết các vấn đề của cá nhân, gia đình, nhóm và cộng đồng. Nhưng bên cạnh đó việc tiếp cận cộng đồng của nhân viên công tác xã hội hiện nay đang còn nhiều bất cập, rất khó khăn và phức tạp nhất là khi làm việc với các vấn nạn HIV/AIDS, ma túy, mại dâm. Người tiếp cận cộng đồng chủ yếu là nhân viên tiếp cận cộng đồng – người được các chương trình tuyển chọn và đào tạo, đôi khi họ không được đào tạo bài bản về cách tiếp cận theo nghề công tác xã hội. Họ phải thường xuyên tìm đến các nhà hàng, khách sạn hay các tụ điểm bán dâm, địa bàn người bán dâm hay tụ tập tiếp cận, tư vấn, chia sẻ thông tin với về cách bảo vệ và chăm sóc sức khỏe, thực hiện hành vi tình dục an toàn và HIV/AIDS. Công việc thực tế còn gặp rất khó khăn, nhiều trường hợp mại dâm, hay sử dụng ma túy rất khó tiếp cận,  tỏ thái độ bất cần, không hợp tác, sợ nhân viên tiếp cận cộng đồng đến dẫn theo lực lượng công an và có khả năng sẽ dẫn tới sự mất an toàn đối với nhân viên xã hội. Bên cạnh đó một số tụ điểm hay thay đổi thường xuyên nên cũng rất khó tiếp cận. Do vậy nhân viên tiếp cận cộng đồng lại càng phải kiên trì, bền bỉ tạo lòng tin với họ và khi cần sẽ thông qua bạn bè của đối tượng để tư vấn, tham vấn. Trong khi đội ngũ tiếp cận cộng đồng còn hạn chế về khả năng tiếp cận bao gồm cả kiến thức, kỹ năng và thái độ nên hiệu quả công việc chưa cao. Vì vậy để nâng cao nhận thức của sinh viên về tiếp cận cộng đồng và huy động nguồn lực cộng đồng của sinh viên chúng ta cần phải xem xét qua nhận thức của sinh viên công tác xã hội về năng lực tiếp cận cộng đồng và huy động nguồn lực cộng đồng như như thế nào?

2.2. Thực trạng nhận thức về năng lực tiếp cận cộng đồng và huy động nguồn lực cộng đồng của sinh viên

            Nhìn chung, nhận thức của sinh viên về tiếp cận cộng đồng và huy động nguồn lực cộng đồng của sinh viên công tác xã hội còn rất hạn chế.  Điều này còn do nhiều yếu tố cả chủ quan từ phía sinh viên và những yếu tố khách quan như điều kiện, tổ chức, đào tạo và trang thiết bị học tập cũng như môi trường tiếp cận cộng đồng. Sinh viên có kiến thức và kinh nghiệm khi tiếp cận cộng đồng nhất là trong vấn đề huy động nguồn lực cộng đồng, nhưng nhận thức còn chưa sâu sắc. Việc giảng dạy của giảng viên vẫn dựa trên lý thuyết còn nhiều, không tạo nhiều cơ hội để sinh viên thực hành nhiều ở cộng đồng trong các môn thực hành. Trong khi đó sinh viên lại không có tính chủ động trong cách học của bản thân, chủ yếu là giảng viên dạy gì học nấy không đọc thêm các tài liệu tham khảo, không tham gia vào các hoạt động của trường lớp.

Vấn đề tiếp cận cộng đồng và huy động nguồn lực cộng đồng là một trong các vấn đề cơ bản của nhân viên CTXH. Thực tế sinh viên ngành công tác xã hội còn hạn chế nhiều trong nhận thức về tiếp cận cộng đồng và huy động nguồn lực cộng đồng do nhiều yếu tố ảnh hưởng. Vì vậy, để đạt được năng lực đó ngay từ khi đào tạo trong nhà trường giảng viên và cả sinh viên đều phải chú trọng để trau dồi năng lực này cho sinh viên ngành CTXH, có như vậy mới đáp ứng được chuẩn đầu ra trong đào tạo nhân viên CTXH, nguồn nhân lực cơ bản tham gia vào giải quyết các vấn đề của cộng đồng và xã hội. Đó cũng là một trong các tiêu chí trong đào tạo sinh viên ngành CTXH. .

  1. Một số kiến nghị

Đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm nâng cao năng lực tiếp cận cộng đồng và huy động nguồn lực cộng đồng của sinh viên Công tác xã hội

- Đối với nhà trường : Nhận thức đúng tầm quan trọng về chuẩn đầu trong đào tạo năng lực, kỹ năng cho sinh viên ngành CTXH.

- Quan tâm tạo điều kiện, ủng hộ cho sinh viên thực tập, thực hành đối với các môn chuyên ngành.

 - Giảng viên cần chú trọng trong quá trình giảng dạy để hướng dẫn sinh viên trau dồi được kiến thức, kỹ năng về nội dung tiếp cận cộng đồng và huy động nguồn lực trong cộng đồng.

- Xây dựng các mô hình đào tạo gắn nhà trường với cộng đồng, với các cơ sở cung cấp dịch vụ xã hội

Đối với sinh viên : Ý thức được tầm quan trọng của việc trau dồi và phát triển năng lực nghề nghiệp ngay từ khi còn trong môi trường đào tạo để từ đó thường xuyên trau dồi năng lực trên cả hai phương diện lý thuyết và thực hành. Đặc biệt sinh viên chú trọng phát triển năng lực tiếp cận cộng đồng và huy động nguồn lực cộng đồng.

 

Tác giả: Đinh Thanh Toàn – Lớp CTXH K1
In tin    Gửi email    Phản hồi


Các tin khác:
 Phương pháp học theo tín chỉ (18/04/18)
 Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên (06/04/18)
 Sinh viên ngành Luật - Cơ hội việc làm (06/04/18)
 Định hướng công việc sau khi ra trường của người học ngành Công tác xã hội theo nhu cầu thực tế xã hội (04/04/18)
 Khoa Luật&QLNN tiếp bước truyền thống - Hướng tới tương lai (03/04/18)
 Tiềm năng và điều kiện phát triển ngành Công tác xã hội tại Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa (18/04/17)
 Nâng cao nhận thức cộng đồng về nghề công tác xã hội trong bối cảnh hội nhập hiện nay (18/04/17)
    Hôm nay 9107
    Hôm qua 20103
    Tuần này 88545
    Tháng này 372296
    Tất cả 6722616
    Browser   (Today) Chi tiết >>
    KHOA LUẬT VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
    TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH THANH HÓA

     

     @2015 Bản quyền thuộc về Trường Đại học Văn hóa Thể thao và Du lịch Thanh Hóa
     
    Cơ sở: Số 561 Quang Trung 3, P. Đông Vệ, TP. Thanh Hóa  Điện thoại: (037) 3953 388 - (037) 3857 421
    Chịu trách nhiệm nội dung: TS. Lê Thanh Hà - Hiệu trưởng nhà trường