Nghiên cứu khoa học
ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TRONG GIẢNG DẠY BIÊN DỊCH CHO SINH VIÊN NGÀNH NGÔN NGỮ ANH

ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ
 TRONG GIẢNG DẠY BIÊN DỊCH CHO SINH VIÊN NGÀNH NGÔN NGỮ ANH

Đánh giá trong giáo dục là vấn đề có tính phát triển và có tác động trực tiếp đến hoạt động dạy và học. Sau đây là một số kinh nghiệm đổi mới phương pháp đánh giá học tập đối với môn Biên dịch nhằm đưa ra kết quả khách quan nhất đồng thời tạo sự hứng thú và chủ động cho người học.

  1. Mục đích của đánh giá học tập trong giảng dạy Biên dịch:
  2. a) Làm sáng tỏ mức độ đạt được và chưa đạt được về các mục tiêu dạy học, tình trạng kiến thức, kỹ năng, thái độ của sinh viên so với yêu cầu chương trình; phát hiện những khuyết điểm, sai sót và nguyên nhân dẫn tới những sai sót đó nhằm giúp sinh viên điều chỉnh hoạt động học tập của mình.
  3. b) Công khai hóa các nhận định về năng lực, kết quả học tập môn Biên dịch của mỗi sinh viên nói riêng và cả lớp nói chung, tao cơ hội cho sinh viên có kỹ năng tự đánh giá bản thân và đánh giá sinh viên khác, giúp sinh viên nhận ra điểm mạnh, điểm yếu cũng như sự tiến bộ của mình, thúc đẩy việc học tập ngày các tốt hơn.
  4. c) Cung cấp thông tin phản hồi cho giảng viên. Giảng viên có thể biết được năng lực học tập, khả năng tiếp thu một vấn đề cụ thể của sinh viên cũng như biết được hiệu quả của phương pháp và các hoạt động giảng dạy đã triển khai.
  5. d) Thông qua các phương pháp đánh giá khác nhau giảng viên giúp cho sinh viên phát triển những kiến thức, kỹ năng cần thiết cho nghề nghiệp và cuộc sống trong tương lai.
  6. Các phương pháp đánh giá trong giảng dạy Biên dịch:

        Thực tiễn cho thấy không có phương pháp đánh giá nào là hoàn hảo nên để có kết quả chính xác nhất giảng viên phải kết hợp nhiều phương pháp đánh giá khác nhau.

  1. a) Đánh giá kết quả học tập thông qua các bài kiểm tra nhỏ và bài kiểm tra kết thúc học phần.

        Giảng viên cho sinh viên dịch bài trong khoảng thời gian 30 phút đối với một bài kiểm tra nhỏ và 60 phút đối với bài kiểm tra kết thúc học phần. Đây là hình thức kiểm tra truyền thống và được áp dụng khá phổ biến trong môn Biên dịch. Ưu điểm nổi bật của phương pháp đánh giá này là sinh viên chủ động áp dụng các kiến thức và kỹ năng đã học vào việc dịch bài theo các chủ đề và cấp độ đã được giảng viên quy định, giảng viên dễ dàng kiểm soát khả năng làm việc độc lập của từng sinh viên, tạo môi trường dịch thuật với sức ép về thời gian và tâm lý khiến sinh viên phải cố gắng hết sức.

  1. b) Đánh giá kết quả học tập thông qua thuyết trình nhóm.

         Giảng viên cho sinh viên làm việc theo nhóm. Mỗi nhóm gồm 6 sinh viên sẽ bắt thăm để chọn ngẫu nhiên sẽ dịch Việt –Anh hay Anh-Việt (nhưng phải bảo đảm số sinh viên dịch Việt-Anh bằng số sinh viên dịch Anh-Việt). Sau đó mỗi sinh viên sẽ chọn 1 bài nguồn có độ dài khoảng 10 câu từ nguồn Internet và gửi cho giảng viên duyệt. Khi giảng viên đồng ý, nhóm sinh viên sẽ dịch bài và gửi bài dịch cho giảng viên và cả lớp xem trước ngày thuyết trình 3 ngày. Vào ngày quy định các thành viên trong nhóm  lần lượt thuyết trình (sử dụng Power Point) các kỹ năng, kỹ thuật và mẹo đã vận dụng vào quá trình dịch bài. Các sinh viên khác lắng nghe, cá nhân góp ý và các nhóm khác cho điểm từng thành viên trong nhóm thuyết trình. Giảng viên đưa ra phản hồi sau cùng và cho điểm từng cá nhân đã thuyết trình.

  1. c) Đánh giá kết quả học tập thông qua nhật ký biên dịch

Mỗi sinh viên được yêu cầu làm nhật ký Biên dịch hàng ngày, trừ Chủ nhật. Mỗi ngày sinh viên phải dịch 1 bài nguồn có độ dài nửa trang A4 và lưu ý dịch từ Anh sang Việt trong 3 ngày, từ Việt sang Anh trong 3 ngày còn lại của tuần. Các chủ đề dịch phải đa dạng. Mỗi khi đến lớp sinh viên phải mang theo nhật ký Biên dịch để giảng viên kiểm tra.

  1. Kết luận

        Đánh giá học tập là một khâu rất quan trọng trong quá trình đào tạo và là yếu tố khiến người học phải cố gắng đạt được yêu cầu của chương trình và người dạy đề ra. Để giảm thiểu tình trạng sinh viên học Biên dịch vì điểm số và thứ hạng trong lớp và tăng tính hấp dẫn của môn học thì người dạy Biên dịch phải kết hợp hài hòa nhiều phương pháp đánh giá khác nhau nhằm phản ánh trung thực, chính xác, đầy đủ trình độ sinh viên. Biến các phương pháp đánh giá thành động lực thúc đẩy sinh viên học tập tích cực và tự giác là điều tất cả các nhà giáo đều quan tâm.

In tin    Gửi email    Phản hồi


Các tin khác:
 ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ MÔN NGỮ ÂM THỰC HÀNH TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH NGÔN NGỮ ANH (03/04/18)
 CHƯƠNG TRÌNH THỰC TẾ- TRẢI NGHIỆM: PHƯƠNG PHÁP ĐÀO TẠO KỸ NĂNG MỀM HIỆU QUẢ CHO SINH VIÊN NGÀNH NGÔN NGỮ ANH (15/03/18)
 Nghiệm thu đề tài “Phương pháp dạy học tiếng Việt cho Lưu học sinh Lào tại Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa”  (22/12/16)
 Nghiệm thu cấp khoa đề tài nghiên cứu khoa cấp cơ sở năm 2015  (25/04/16)
Hôm nay 219
Hôm qua 1735
Tuần này 6321
Tháng này 27601
Tất cả 1413075
Browser   (Today) Chi tiết >>
KHOA NGOẠI NGỮ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH THANH HÓA

 

 
@2015 Bản quyền thuộc về Trường Đại học Văn hóa Thể thao và Du lịch Thanh Hóa
 
Cơ sở: Số 561 Quang Trung 3, P. Đông Vệ, TP. Thanh Hóa  Điện thoại: (037) 3953 388 - (037) 3857 421
Chịu trách nhiệm nội dung: TS. Lê Thanh Hà - Hiệu trưởng nhà trường