Nghiên cứu khoa học
CHƯƠNG TRÌNH THỰC TẾ- TRẢI NGHIỆM: PHƯƠNG PHÁP ĐÀO TẠO KỸ NĂNG MỀM HIỆU QUẢ CHO SINH VIÊN NGÀNH NGÔN NGỮ ANH

CHƯƠNG TRÌNH THỰC TẾ- TRẢI NGHIỆM: PHƯƠNG PHÁP ĐÀO TẠO KỸ NĂNG MỀM HIỆU QUẢ CHO SINH VIÊN NGÀNH NGÔN NGỮ ANH

Đi thực tế-trải nghiệm là một phương pháp học hiệu quả và hữu ích đối với sinh viên chuyên ngữ. Phương pháp này giúp cho sinh viên phát triển được các kỹ năng mềm cơ bản như sau: (1) Kỹ năng tư duy sáng tạo, (2) Kỹ năng giải quyết vấn đề, (3) Kỹ năng quản lý thời gian, (4) Kỹ năng làm việc nhóm, (5) Kỹ năng giao tiếp bằng ngoại ngữ

Chuẩn bị cho một chuyến đi thực tế  là một khâu rất quan trọng. Quá trình chuẩn bị với các thao tác nghiệp vụ sẽ giúp các em sinh viên tự tin đồng thời phát triển được các kỹ năng nêu trên.. Quá trình đó bao gồm các hoạt động sau đây:

  1. Lập tuyến đi thực tế trải nghiệm

- Các nhóm tiến hành tìm địa điểm tham quan, thiết lập lộ trình tour

- Lên chương trình tham quan

- Lên bảng kinh phí dự trù

- Gửi lại cho giảng viên phụ trách để xin ý kiến

- Giảng viên phụ trách xem xét, chọn chương trình khả thi nhất để tiến hành

  1. 2. Chuẩn bị cho chuyến đi thực tế trải nghiệm

Việc chuẩn bị tốt cho một chuyến đi cũng có tầm quan trọng không nhỏ, góp phần vào thành công của chuyến tham quan nói chung và hình thành nên các kỹ năng cấn thiết cho các em nói riêng. Để chuẩn bị các em sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh và giảng viên dẫn đoàn cần làm các bước sau:

- Nghiên cứu các tài liệu về các điểm đến trong chuyến đi thực tế (đặc biệt là các tài liệu bằng tiếng Anh)

- Phân loại chuyến tham quan du lịch: ngắn “nửa ngày” hay “nhiều ngày” (từ hai ngày trở lên).

- Tổng kết số lượng người trong đoàn, thu lệ phí tham quan

- Chia nhóm để tiến hành khâu chuẩn bị.

- Kiểm tra sự sẵn sàng của các dịch vụ.

- Chuẩn bị những giấy tờ cần thiết.

- Chuẩn bị nhóm thuyết minh (bằng tiếng Anh) về tuyến điểm tham quan sắp thực hiện.

- Thông báo nội quy, kỷ luật trong suốt chuyến đi.

Đi thực tế-trải nghiệm- một phương pháp đào tạo các kỹ năng “mềm” hiệu quả cho sinh viên chuyên ngữ. Bởi vì đi thực tế còn là cách giúp sinh viên tìm hiểu những vấn đề lí luận trong sách vở, những lý thuyết đã học, được cụ thể hóa trong thực tiễn như thế nào. Sau mỗi chuyến đi, sinh viên sẽ lấp đầy những khoảng trống kiến thức, đồng thời hình thành được các kỹ năng mềm cần thiết, giúp cho các em luôn sáng tạo để có thể hội nhập, thích nghi với môi trường sống và môi trường làm việc sau khi tốt nghiệp.

 

In tin    Gửi email    Phản hồi


Các tin khác:
 Nghiệm thu đề tài “Phương pháp dạy học tiếng Việt cho Lưu học sinh Lào tại Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa”  (22/12/16)
 Nghiệm thu cấp khoa đề tài nghiên cứu khoa cấp cơ sở năm 2015  (25/04/16)
Hôm nay 1377
Hôm qua 1434
Tuần này 5744
Tháng này 27024
Tất cả 1412498
Browser   (Today) Chi tiết >>
KHOA NGOẠI NGỮ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH THANH HÓA

 

 
@2015 Bản quyền thuộc về Trường Đại học Văn hóa Thể thao và Du lịch Thanh Hóa
 
Cơ sở: Số 561 Quang Trung 3, P. Đông Vệ, TP. Thanh Hóa  Điện thoại: (037) 3953 388 - (037) 3857 421
Chịu trách nhiệm nội dung: TS. Lê Thanh Hà - Hiệu trưởng nhà trường