Nghiên cứu khoa học
MỘT SỐ BIỆN PHÁP HỖ TRỢ VIỆC HỌC NHÓM HIỆU QUẢ CHO SINH VIÊN NGÀNH NGÔN NGỮ ANH

MỘT SỐ BIỆN PHÁP HỖ TRỢ VIỆC HỌC NHÓM HIỆU QUẢ CHO SINH VIÊN NGÀNH NGÔN NGỮ ANH

 

        Khối lượng kiến thức giảng dạy ở bậc đại học là vô cùng lớn, phương pháp giảng dạy và môi trường học tập cũng khác xa bậc học phổ thông. Vì vậy, sinh viên cần có được phương pháp học tập thích hợp để có thể tiếp thu hết khối kiến thức đồ sộ đó. Bước vào đại học, sinh viên được coi là những con người đã trưởng thành, việc học và dạy ở đại học nhấn mạnh đến sự tự giáctự chịu trách nhiệm về kết quả học tập của mỗi cá nhân, vì vậy, cách học ở bậc đại học luôn xoay quanh vấn đề: làm sao để tự nỗ lực mà đạt kết quả học tập cao nhất. Trong đó việc hỗ trợ và kiểm soát trong học nhóm đang được quan tâm.

Học tập theo nhóm luôn có sự bàn bạc, tranh luận để tìm ra chân lý dựa trên những nguồn thông tin mà mọi thành viên trong nhóm tìm hiểu; tăng khả năng hòa nhập, có thêm tinh thần học hỏi; tạo cơ hội cho mọi thành viên rèn luyện các kỹ năng mềm.

            Việc tạo hứng thú trong học tập sẽ giúp tăng tính tự giác trong việc tự học của từng sinh viên. Biện pháp đề ra phải xuất phát từ tình hình thực tế của cả giảng viên và sinh viên như sau:

        - Giảng viên thực hiện việc giao bài tập, hoặc phần chuẩn bị bài thật cụ thể: nhằm giúp các em sinh viên quen với  phương pháp tự học và học nhóm tích cực hơn, tạo cho các em thói quen tự giải quyết các vấn đề về cập nhật kiến thức cũng như trong cuộc sống và cả công việc tương lai.

        - Giảng viên cần có sự kiểm tra và đánh giá kết quả hoạt động nhóm một cách rõ ràng, chính xác, công khai và thường xuyên quan tâm tới việc rèn luyện các kỹ năng hoạt động nhóm cho sinh viên.

        - Giảng viên thu bài tập, yêu cầu các em sinh viên kiểm tra phát hiện phần chuẩn bị của nhóm khác. Để tránh trường hợp bao che, hoặc kiểm tra qua loa,  giảng viên sẽ chọn ngẫu nhiên một vài bài, chất vấn nhóm và các thành viên của nhóm, để chắc rằng tất cả các em cùng tham gia thảo luận, bàn bạc nhau.

            Việc tạo hứng thú trong học tập sẽ giúp tăng tính tự giác trong việc tự học của từng sinh viên. Biện pháp đề ra phải xuất phát từ tình hình thực tế của cả giảng viênvà SV.  Sự tâm huyết và linh hoạt của giảng viên sẽ là yếu tố quyết định cho thành công.

            Học nhóm giúp các em sinh viên sẽ tự tin, trưởng thành hơn, là nhân tố giúp sinh viên thành công trong công việc tương lai, chứ không phải chỉ giới hạn trong một môn học riêng lẻ.

In tin    Gửi email    Phản hồi


Các tin khác:
 ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TRONG GIẢNG DẠY BIÊN DỊCH CHO SINH VIÊN NGÀNH NGÔN NGỮ ANH (02/05/18)
 ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ MÔN NGỮ ÂM THỰC HÀNH TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH NGÔN NGỮ ANH (03/04/18)
 CHƯƠNG TRÌNH THỰC TẾ- TRẢI NGHIỆM: PHƯƠNG PHÁP ĐÀO TẠO KỸ NĂNG MỀM HIỆU QUẢ CHO SINH VIÊN NGÀNH NGÔN NGỮ ANH (15/03/18)
 Nghiệm thu đề tài “Phương pháp dạy học tiếng Việt cho Lưu học sinh Lào tại Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa”  (22/12/16)
 Nghiệm thu cấp khoa đề tài nghiên cứu khoa cấp cơ sở năm 2015  (25/04/16)
Hôm nay 933
Hôm qua 1735
Tuần này 7035
Tháng này 28315
Tất cả 1413789
Browser   (Today) Chi tiết >>
KHOA NGOẠI NGỮ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH THANH HÓA

 

 
@2015 Bản quyền thuộc về Trường Đại học Văn hóa Thể thao và Du lịch Thanh Hóa
 
Cơ sở: Số 561 Quang Trung 3, P. Đông Vệ, TP. Thanh Hóa  Điện thoại: (037) 3953 388 - (037) 3857 421
Chịu trách nhiệm nội dung: TS. Lê Thanh Hà - Hiệu trưởng nhà trường