Tin tức sự kiện
SINH VIÊN NGÀNH SƯ PHẠM MỸ THUẬT NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN

 Hoạt động nghiên cứu khoa học, là công việc tìm tòi, khám phá những điều mà khoa học chưa biết.

          Trong buổi sơ thời của khoa học, nghiên cứu khoa học dường như chỉ là công việc của những người có tài năng thiên bẩm, những người mà ta gọi là nhà thông thái. Giai đoạn tiếp theo, các thế hệ những nhà nghiên cứu truyền lại kinh nghiệm nghiên cứu cho nhau, tổng kết những kĩ năng của nghiên cứu. Ở bậc đại học và sau đại học, sinh viên, học viên không chỉ được truyền thụ những lý thuyết khoa học và nguyên lý ứng dụng, mà còn được gợi ý khám phá những nguyên lý và ứng dụng mới. Việc nghiên cứu khoa học đối với sinh viên là vô cùng cần thiết,  nó phải được tiếp nối liên tục trong quá trình học tập và nghiên cứu trên giảng đường đại học.

 

Nhóm sinh viên lớp Đại học SPMT K6 báo cáo SPKH năm học 2018 - 2019

          Nghiên cứu khoa học sẽ giúp cho sinh viên biết cách tìm tòi và khai thác các nguồn tài liệu; biết phân loại, biết phân tích, đánh giá và xử lý tư liệu, học liệu một cách có bài bản; biết trình bầy những vấn đề một cách logic, có cơ sở và có khoa học. Bên cạnh đó, nghiên cứu khoa học còn giúp cho sinh viên khám phá để tìm hiểu sâu hơn những kiến thức về chuyên ngành, những thử nghiệm thú vị, và những thực nghiệm thực hành bất ngờ mà đầy sáng tạo.

          Hoạt động sinh viên nghiên cứu khoa học ở trường Đại học Văn hóa Thể thao & Du lịch Thanh Hóa nói chung, ở khoa Sư phạm Nghệ thuật nói riêng, là một trong những hoạt động đang còn mới mẻ, nhưng cũng đã thu được một số kết quả nhất định và đáng ghi nhận. Trong đó, ngành sư phạm mỹ thuật đạt giải Ba năm học 2017 - 2018, đạt giải Khuyến Khích năm học 2018 - 2019.

          Là người trực tiếp hướng dẫn nhóm sinh viên Sư phạm mỹ thuật,  nghiên cứu một đề tài thuộc chuyên ngành thực hành mỹ thuật. Qua quá trình lựa chọn tên đề tài, đến các bước triển khai và cuối cùng là báo cáo kết quả nghiên cứu, tôi xin chia sẻ một số những thuận lợi cũng như các hạn chế khi sinh viên thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học.

* Thuận lợi:                                                           

          - Tuổi đời còn trẻ,  nên rất ham học hỏi, tìm tòi, khám phá cái mới. Với sự năng động, linh hoạt cũng như nhạy bén của tuổi trẻ, các em nắm bắt rất nhanh các nhu cầu của xã hội để từ đó đưa ra các giải pháp đáp ứng các nhu cầu đó.

          - Là sinh viên thuộc lĩnh vực đặc thù, tất cả các em đều được thi tuyển đầu vào là lĩnh vực năng khiếu mỹ thuật, vì thế khi thâm nhập thực tế để ghi chép tư liệu, diễn họa hay ký họa cũng thư thực hiện các bài vẽ, các biểu đồ, các mô hình phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học rất hiệu quả, đảm bảo tính thẩm mỹ và đã làm tăng thêm giá trị thẩm mỹ cho sản phẩm nghiên cứu khoa học.

          - Nguồn tư liệu phong phú, cùng với các nguồn tài liệu từ sách, báo,… thì với sự phát triển của công nghệ thông tin, việc tìm kiếm các nguồn tài liệu từ internet ngày càng trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn, với số lượng tài liệu ngày càng phong phú hơn, các em có thể tìm kiếm ở mọi lúc, mọi nơi, rất nhanh, có thể đáp ứng kịp thời những nhu cầu tham khảo.  

          - Được sự quan tâm của đội ngũ giảng viên hướng dẫn, lãnh đạo khoa và đặc biệt là sự khích lệ cuả BGH, lãnh đạo nhà trường luôn chú trọng đến hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên, xem đây là một trong các hoạt động trọng tâm nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội. Thông qua việc nghiên cứu khoa học, các em sẽ tự nâng cao trình độ chuyên môn, góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm đầu ra của nhà trường.

Đại diện nhóm sinh viên lớp Đại học SPMT K6 nhận giải tại Hội nghị tổng kết hoạt động SVNCKH năm học 2018 - 2019

* Khó khăn:

          - Thiếu kinh nghiệm luôn luôn đi đôi với tuổi trẻ, phần lớn các em là lần đầu tham gia nghiên cứu khoa học, thực hiện đề tài với khối lượng thông tin và kiến thức  lớn, đặc biệt lại phải tích hợp những kinh nghiệm của người đi trước để tìm ra hướng mới cho bản thân. Vì vậy gặp không ít khó khăn trong việc lựa chọn, chắt lọc thông tin, xử lý và đưa ra thông tin mới.

          - Đặc thù chuyên ngành là thực hành kỹ năng là chủ yếu, vì vậy việc xây dựng ý, bố cục câu từ trong văn bản viết các em thường lúng túng, còn xử dụng văn nói vào việc viết bài. Dẫn đến hành văn chưa lưu loát, câu chữ chưa thống nhất.

          - Chưa chủ động trong học tập, vẫn còn tư tưởng thụ động. Sinh viên chỉ học bài và ôn bài khi chuẩn bị bước vào các kỳ thi, chỉ mới tìm hiểu đến những bài học trên lớp, chưa chủ động nghiên cứu, tìm tòi cơ hội được học tập, nâng cao kiến thức thực tiễn.

          - Chưa dành nhiều thời gian cho nghiên cứu khoa học. Các em vẫn đang còn tư tưởng thích môn nào thì học môn đó, học lệch, học tủ. Đặc biệt là thời gian tự học, tự nghiên cứu chưa nhiều, đang còn đối phó.

* Bài học kinh nghiệm:

          - Để làm chủ động trong việc học tập và nghiên cứu khoa học, sinh viên không học một cách thụ động, chung chung, mơ hồ, mà phải hiểu thấu đáo vấn đề mình đang học. Dù học được ít nhưng hiểu bản chất, còn hơn đọc nhiều, nhưng cái gì cũng hiểu lơ mơ.

          - Biết kết hợp giữa việc học trên lớp với việc tự học ở thư viện, tự nghiên cứu ở nhà. Việc sinh viên tự nghiên cứu ở nhà cũng là nhân tố quyết định đến kết quả học tập của sinh viên.

          - Giảng viên hướng dẫn phải hướng dẫn và giới thiệu các tài liệu cho sinh viên nghiên cứu, các nguồn sách có liên quan đến nội dung nghiên cứu. Sinh viên phải có đầy đủ tài liệu để nghiên cứu trước và trong quá trình nghiên cứu một đề tài khoa học.

          - Sinh viên phải đặt việc học tập nghiên cứu lên trên tất cả các hình thức tiêu khiển như lướt web, face, các trò chơi điện tử,…

Nguồn tin: Lê Văn Tĩnh - Khoa Sư phạm Nghệ thuật
In tin    Gửi email    Phản hồi


Các tin khác:
 “NGÀY HỘI GIAO LƯU SÁO RECORDER” CHO GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC – HƯỚNG TỚI TIẾP CẬN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI (17/04/19)
 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CÔNG BỐ CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI MÔN MỸ THUẬT (19/03/19)
 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CÔNG BỐ CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI MÔN ÂM NHẠC (19/03/19)
 THƯ MỜI Viết tham luận tham gia Hội thảo khoa học cấp khoa (05/03/19)
 KHOA SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH THANH HÓA THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH TƯ VẤN TUYỂN SINH – HƯỚNG NGHIỆP NĂM 2019 (22/01/19)
 GIỜ HỌC THỰC HÀNH HỌC PHẦN BỐ CỤC 3 (CHẤT LIỆU LỤA) LỚP ĐH SPMT LTK7 LIÊN KẾT TẠI TRƯỜNG TRUNG CẤP VĂN HÓA NGHỆ THUẬT HƯNG YÊN (19/12/18)
 SINH VIÊN SƯ PHẠM ÂM NHẠC THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH “CHÚNG TÔI LÀ CHIẾN SỸ” NĂM 2019 (17/12/18)
 CHƯƠNG TRÌNH TỌA ĐÀM CHÀO MỪNG NGÀY 20/11 CỦA KHOA SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT  (21/11/18)
 NGẮM NHỮNG BỨC TRANH BẰNG PHẤN SINH ĐỘNG CỦA THẦY GIÁO MỸ THUẬT ĐANG LÀ SINH VIÊN ĐHLTMT K7 CỦA KHOA SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT, TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH THANH HÓA (13/11/18)
 SINH VIÊN NGUYỄN THỊ NGỌC – KHOA SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT ĐẠT GIẢI CAO TẠI TRIỂN LÃM MỸ THUẬT HỌC SINH SINH VIÊN CÁC CƠ SỞ ĐÀO TẠO VĂN HÓA NGHỆ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ HAI – NĂM 2018 (28/09/18)
Hôm nay 110
Hôm qua 263
Tuần này 373
Tháng này 5795
Tất cả 1362074
Browser   (Today) Chi tiết >>
KHOA SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH THANH HÓA

 

 
@2015 Bản quyền thuộc về Trường Đại học Văn hóa Thể thao và Du lịch Thanh Hóa
 
Cơ sở: Số 561 Quang Trung 3, P. Đông Vệ, TP. Thanh Hóa  Điện thoại: (037) 3953 388 - (037) 3857 421
Chịu trách nhiệm nội dung: TS. Lê Thanh Hà - Hiệu trưởng nhà trường