Tin mới
 Liên kết Website
 Hiển thị tin tức
Sinh viên
TĂNG CƯỜNG VAI TRÒ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG VIỆC PHÁT HUY DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ NGŨ TRÒ VIÊN KHÊ (DÂN CA ĐÔNG ANH), HUYỆN ĐÔNG SƠN, TỈNH THANH HÓA

Nội san số 05 - Khoa Luật & QLNN

         Xác định Di sản văn hóa là tài sản quý giá của cộng đồng, cũng là yếu tố cốt lõi của bản sắc dân tộc, đồng thời là một bộ phận của di sản văn hóa nhân loại. Không có sự quản lý thống nhất của Nhà nước thì nhiệm vụ bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa khó mà thực hiện. Vì thế tăng cường vai trò quản lý Nhà nước trong lĩnh vực bảo tồn các giá trị di sản văn hóa là nhiệm vụ trọng tâm trong việc gìn giữ, bảo vệ các giá trị Di sản văn hóa của dân tộc, Huyện Đông Sơn đã tăng cường vai trò quản lý Nhà nước trong việc bảo tồn phát huy giá trị Di sản văn hóa phi vật thể Ngũ trò Viên Khê (dân ca Đông Anh). 

          Như hầu hết loại hình văn hóa dân gian phổ biến, di sản văn hóa “Ngũ trò Viên Khê” được lưu truyền chủ yếu bằng truyền miệng, tiếp nối thế hệ qua từng lớp người. Bởi vậy, để khẳng định chính xác thời gian xuất hiện của di sản là rất khó, vì ngay ở làng Viên Khê và một số địa phương có các trò diễn cũng lưu truyền hai quan điểm khác nhau.    

          Theo đó “Ngũ trò Viên Khê” có thể có từ thời Bắc thuộc (nhà Tùy), do Chàng Cả Đại Vương, con trai của Lê Ngọc (thủ lĩnh cuộc khởi nghĩa Lê Ngọc) truyền cho dân chúng. Nhưng theo nhà Thanh Hóa học Phan Bảo, lịch sử của trò ngũ có thể là lễ nhạc của nhà Hậu Lê, được các vị quan là Trịnh Quý Thuật và Nguyễn Mộng Tuân truyền lại cho làng Xuân Phả (quê của Trịnh Quý Thuật) và làng Viên Khê (quê của Nguyễn Mộng Tuân).

         “Ngũ trò Viên Khê”, là một làn điệu dân ca ngọt ngào của xứ sở được hình thành cùng với quá trình lao động của người dân, đã tạo nên một nét văn hóa đặc sắc của miền quê Đông Sơn. Gọi là “Ngũ trò” vì lúc đầu trò diễn có 5 trò.  Trải qua thời gian hằng trăm năm cùng sự tiếp biến, giao thoa văn hóa đã làm phong phú thêm hệ thống trò diễn, để “Ngũ trò Viên Khê” với 12 tích trò gồm: Múa đèn, Tiên Cuội (hay Thủy Phường), trò Tô Vũ, Trống mõ, trò Thiếp, trò Vằn Vương (Trò Hùm), trò Thủy (hay Thủy Phường), trò Xiêm Thành, trò Hà Lan (hay Hoa Lan), trò Tú Huần (hay Lục Hồn), trò Ngô Quốc, trò Nữ Quan. Các tích trò đã phản ánh một cách chân thực về hoạt động sản xuất nông nghiệp, đến cầu mưa, cầu nắng, chống chọi với thiên tai, dịch bệnh, thú dữ, với các thế lực thiên nhiên nhằm bảo vệ sản xuất nông nghiệp và duy trì sự sinh tồn, nảy nở của con người, động vật.

       Cùng với thời gian hệ thống di sản này đã dần bị mai một, nhất là từ cuối cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đến trước năm 1975, chiến tranh diễn ra ác liệt, đời sống kinh tế của người dân khó khăn, do đó người dân các làng xã không còn thời gian để tổ chức lễ hội và trình diễn các làn điệu dân ca dân vũ của quê hương mình.

          Từ sau năm 1975, Đất nước thống nhất, đời sống kinh tế phát triển, nhu cầu sinh hoạt văn hóa tinh thần được ở các làng, xã được đặt ra, vì vậy mà vấn đề bảo tồn gìn giữ các vốn cổ của cha ông đã trở thành một nội dung quan trọng trong sự phát triển kinh tế, xã hội. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương 5 khóa XIII đã ban hành Nghị quyết về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Quốc hội ban hành Luật Di sản văn hoá năm 2001 được sửa đổi, bổ sung năm 2009 điều chỉnh cả di sản văn hoá vật thể và di sản văn hoá phi vật thể.

        Trên cơ sở đó, năm 2000 được sự giúp đỡ của Viện Âm nhạc Việt Nam chủ trì dự án khôi phục văn hóa phi vật thể “Ngũ trò Viên Khê”.  Năm 2005 UBND huyện Đông Sơn xây dựng đề án “Khôi phục và phát huy vốn dân ca dân vũ Đông Anh” với tổng nguồn kinh phí thực hiện trên 500 triệu đồng.

      Với những nổ lực cố gắng của các cấp, các ngành, từ trung ương đến địa phương  đặc biệt là nêu cao vai trò quản lý nhà nước trong của chính quyền địa phương, các ngành chức năng, cùng với những tấm lòng tâm huyết của các nghệ nhân, cộng đồng miệt mài sưu tầm, nghiên cứu, sau 10 năm việc khôi phục, bảo tồn cơ bản được hoàn thành.

 

      Để gìn giữ và bảo tồn những giá trị của di sản này, UBND xã Đông Anh đã thành lập 10 câu lạc bộ ở các trường học, hội cựu chiến binh, đoàn thanh niên, hội phụ nữ... trong xã, mỗi năm UBND xã cấp cho mỗi câu lạc bộ từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng để hỗ trợ kinh phí tập luyện. UBND Huyện Đông Sơn đã có kế hoạch truyền dạy di sản vào các nhà trường trên địa bàn toàn huyện để thế hệ trẻ hiểu và trân trong giá trị văn hóa cha ông.

 

      Ngày 11/9/2017 Bộ Văn hóa Thể thao và du lịch đã Quyết định số 2421/QĐ-BVHTTDL công nhận Ngũ trò Viên Khê (Dân ca Đông Anh) là di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.

 

      “Ngũ trò Viên Khê” được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia đã góp phần nhân lên niềm tự hào về quê hương Đông Sơn, vùng đất giàu truyền thống lịch sử văn hóa. Đồng thời khẳng định văn hóa Đông Sơn luôn là động lực thôi túc mỗi người dân Đông Sơn cùng chung tay, góp sức xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, kiểu mẫu./.

Tác giả: Lê Văn Hữu - Sinh viên lớp LTCQ - QLNNK4A
In tin    Gửi email    Phản hồi


Các tin khác:
 Tiếp tục chi trả phụ cấp thâm niên giáo viên đến khi có hướng dẫn mới (21/07/20)
 Thời hạn sử dụng Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân (21/07/20)
 "Bão" văn bản luật có hiệu lực từ ngày 01.7.2020 (20/07/20)
 Trao giải Cuộc thi "Thanh xuân của TUCST" tháng 6.2020 (20/07/20)
 Trao giải Cuộc thi "Thanh xuân của TUCST" tháng 5.2020 (22/06/20)
 Sinh viên Tina Keomanivong tham gia Cuộc thi "Thanh xuân của TUCST" (22/06/20)
 CUỘC THI ẢNH/VIDEO ONLINE: “THANH XUÂN CỦA TUCST” (30/05/20)
 TÔI YÊU RỪNG NÚI, QUÊ HƯƠNG TÔI (08/05/20)
 KHOA LUẬT & QLNN pHÁT KHẨU TRANG VÀ QUÀ ĐỘNG VIÊN SINH VIÊN ĐI HỌC TRỞ LẠI SAU DỊCH COVID-19 (24/04/20)
 ĐÔI NÉT GIỚI THIỆU VỀ VĂN HÓA LÀO (17/04/20)
    Hôm nay 2122
    Hôm qua 16057
    Tuần này 66248
    Tháng này 253823
    Tất cả 7059403
    Browser   (Today) Chi tiết >>
    KHOA LUẬT VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
    TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH THANH HÓA

     

     @2015 Bản quyền thuộc về Trường Đại học Văn hóa Thể thao và Du lịch Thanh Hóa
     
    Cơ sở: Số 561 Quang Trung 3, P. Đông Vệ, TP. Thanh Hóa  Điện thoại: (037) 3953 388 - (037) 3857 421
    Chịu trách nhiệm nội dung: TS. Lê Thanh Hà - Hiệu trưởng nhà trường